Ngủ dưỡng
Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, ăn ngủ đúng giờ, vui chơi có chừng, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi điều độ là cách sinh hoạt khoa học để luôn khỏe mạnh.
Không thức đêm, không chỉ ăn một vài loại thức ăn, không ăn vặt, bỏ thuốc, hạn chế rượu, không “yêu” trong giai đoạn “đèn đỏ” hay không khỏe.
Động dưỡng
Cần thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là phụ nữ đã từng sinh nở.
Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút tập luyện như chạy bộ, đi bộ, đánh bóng, bơi lội, thể dục thẩm mỹ, nhảy... để tăng cường thể lực và chức năng tạo máu cho cơ thể.
Thực dưỡng
Phụ nữ thường ngày nên ăn nhiều thức ăn “tạo máu” hàm chứa chất protein ưu chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết (sắt, đồng) vitamin B1, vitamin B12... đồng thời ăn các thực phẩm dinh dưỡng như gan động vật, tiết, cá, tôm, trứng, chế phẩm từ đậu, mộc nhĩ đen, vừng đen, táo đỏ, lạc và các loại rau xanh, hoa quả tươi.
Dược dưỡng
Người thiếu máu nên ăn những món ăn “dược phẩm” như canh đảng quy táo đỏ (mỗi thứ 15g hầm lên thành canh); canh mạch nha táo đỏ (60g đường mạch nha, 20 quả táo đỏ thêm vào một lượng nước thích hợp nấu lên ăn nóng) hay cháo bổ máu (20g thủ ô, 20g cẩu khởi, 60g gạo nếp, 15 quả táo đỏ, lượng đường đỏ thích hợp nấu cùng nhau).
Ngoài ra nên tìm hiểu xem nguyên nhân thiếu máu có phải do lượng kinh ra nhiều, kinh nguyệt không đều, bệnh ký sinh trùng đường ruột, viêm dạ dày, loét đường tiêu hóa trên, bệnh trĩ hoặc chảy máu mũi thường xuyên.
Theo 69jk/ Dân trí