Đề xuất 'ngầm' của Nga không làm lung lay thiện chí của Mỹ và Trung Quốc

Hồng Nhung |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra một đề xuất ngầm đối với châu Âu nhằm tránh tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh lạnh nào đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo tờ National Interest, Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ mong muốn về một hệ thống "hòa hợp" giữa các cường quốc nhằm quản lý các vấn đề thế giới, đặc biệt là vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

"Nếu sử dụng đúng cách, các biện pháp ngăn chặn hành động đơn phương liên quan tới một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa các quốc gia lớn, là mang tính khả thi từ đó tìm cơ hội thỏa hiệp hoặc ít nhất là tránh các động thái hoàn toàn không thể chấp nhận", Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Bên cạnh các cuộc họp tại Liên hợp quốc và hội nghị G5 có sự tham gia của Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ, Tổng thống Putin cũng nhắc đến hội nghị thượng đỉnh G20 do Saudi Arabia đăng cai trong năm nay. Theo ông Putin, hai hội nghị này (đều có sự tham gia của Nga) nên có vai trò dẫn đầu trong việc xử lý các vấn đề quốc tế, tuy nhiên không được để Mỹ nắm quyền kiểm soát hay chi phối các chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là đề xuất ngầm của Tổng thống Putin nhằm tránh tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh lạnh nào đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất cả các đề xuất của ông Putin đều liên quan đến các hành lang thương mại an toàn, từ bỏ cấm vận và sự hồi sinh ý tưởng về quan hệ đối tác Á-Âu phát triển hơn. Theo đó, Nga thúc đẩy các động thái không giới hạn trước chiến tranh mạng và các hành động gây rối khác làm đảo lộn thương mại và thịnh vượng quốc tế với vai trò là người đứng đầu mà không hề phải lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc. Bài phát biểu của Tổng thống Putin cũng nhắc đến vị thế của Nga thông qua ngoại giao vaccine Sputnik-V nhằm thúc đẩy cân bằng quyền lực giữa Đông và Tây.

Tổng thống Putin cho rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề đáng lo ngại và khuyến khích tiếp tục duy trì sức mạnh kinh tế trong nước của Nga để giảm những áp lực từ trừng phạt của Mỹ. Và nếu chính quyền mới của Mỹ sau ngày 3/11 tỏ ra "dễ dãi" hơn với Moscow, thì Điện Kremlin sẽ tiến tới thể hiện một lập trường cứng rắn hơn trước Mỹ hoặc có xu hướng ít nhượng bộ trước những lợi ích của Mỹ hơn.

Tất nhiên, Tổng thống Putin đã đưa ra các tuyên bố này trước đó và chưa nhận được sự ủng hộ trong định hướng như vậy. Tổng thống Mỹ Donald Trump hay ứng viên Dân chủ Joe Biden và kể cả Trung Quốc đều sẽ không muốn đổi sang một hệ thống hòa hợp quyền lực trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang rơi vào trạng thái bị tác động bởi ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Nga trong các năm qua.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại