Để theo kịp cuộc đua dịp sale “khủng” nhất năm, các doanh nghiệp e-commerce chuẩn bị hạ tầng bán hàng ra sao?

Thanh Xuân |

Thị trường mua sắm dịp cuối năm đang bắt đầu vào giai đoạn sôi động. Gác lại những băn khoăn của một năm đầy biến động, thị trường lại tiếp tục vòng quay hối hả để hướng tới một năm mới nhiều hứa hẹn.

Lượng khách hàng, giá trị giỏ hàng đã tạo ra những cú hích đáng kể trong những ngày qua trên các trang bán hàng. Nhưng nếu chưa làm chủ được tốc độ và độ mượt mà của website trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng, thì tất cả những tín hiệu tích cực trên có thể sẽ không chuyển đổi thành doanh thu như kỳ vọng.

Khách truy cập, đặc biệt là chị em sẽ khó mà bỏ qua khi họ bị ép phải chờ đợi vô lý, cụ thể ở đây là "chờ website load xong", "sao thanh toán thôi mà cũng lâu thế", "gõ mãi mới điền xong thông tin giao hàng mà trang web lại bị tải lại", "ảnh hiện thì lâu, video load thì chậm"... và 1001 lý do đến từ website làm chị em bực mình.

Tóm lại dù muốn triển khai chiến dịch bán hàng lớn, nhỏ, quy mô thế nào đi chăng nữa thì ưu tiên hàng đầu phải là trải nghiệm mua sắm "trôi chảy mượt mà" trên website.

Để theo kịp cuộc đua dịp sale “khủng” nhất năm, các doanh nghiệp e-commerce chuẩn bị hạ tầng bán hàng ra sao? - Ảnh 1.

Các trang bán hàng chạy chương trình "sale" khủng xử lý thách thức về nền tảng bán hàng trực tuyến như thế nào?

Khi giờ "G" đã điểm, lượng người truy cập vào website để "săn sale" có thể dùng các từ ồ ạt hay bùng nổ để hình dung. Nếu hạ tầng backend không được chuẩn bị sẵn sàng, hệ quả các sự cố gián đoạn, ngừng dịch vụ website, app bán hàng là tất yếu. 

Nguyên nhân phổ biến gây ra những tình trạng này đến từ: lưu lượng truy cập tăng đột biến vượt quá khả năng xử lý của hệ thống máy chủ hiện tại và gây nghẽn băng thông. Cần thiết phải lưu trữ website trên Cloud Server hiệu năng cao có thể đảm bảo tới 99,99% thời gian hoạt động liên tục.

Khi hệ thống có quá nhiều người sử dụng, một server đơn lẻ sẽ không đáp ứng được lượng yêu cầu khổng lồ gửi đến cùng lúc. Lúc này, cần có thêm một Load Balancer để phân phối lưu lượng truy cập hoàn toàn tự động đến một nhóm các server, chỉ sử dụng các server đang hoạt động hiệu quả và trong trạng thái luôn sẵn sàng.

Nhưng để áp dụng một mô hình như vậy có dễ dàng?

Một Cloud Server trên thực tế có thể chỉ cần 45s để khởi tạo, 2s để tăng dung lượng ổ cứng, 60s thay đổi cấu hình CPU/RAM, 1s tạo bản backup dữ liệu,… với khả năng xử lý tới hàng triệu yêu cầu/giây, đáp ứng được gần như tất cả các nhu cầu về hạ tầng cho doanh nghiệp. Tích hợp thêm Load Balancer cho hệ thống chỉ sau vài click...

Các cài đặt này được thực hiệu trên bảng điều khiển đơn giản, dễ hiểu, thân thiện với ngay cả những người mới, không quen thuộc với công nghệ.

Các hệ thống lớn cần phải có kho lưu trữ không giới hạn hoặc tự động điều chỉnh mô hình đã có Simple Storage (lưu trữ đám mây), Auto-Scaling (tự động tăng giảm máy chủ)… giúp các nền tảng sẵn sàng ngay khi cần mở rộng hoạt động hơn nữa.

Khi đã hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đầu backend, xử lý trải nghiệm mượt mà tại frontend để hoàn thiện một nền tảng bán hàng mạnh mẽ

Tâm lý người dùng khi "săn sale" thường nôn nóng, để nhanh chóng sở hữu món hàng chờ đợi trước khi… hết hàng hoặc hết thời gian khuyến mại ngắn ngủi. 

Dù đã loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ gián đoạn ngừng dịch vụ thì những trải nghiệm khó chịu như tải trang chậm, ảnh hiện lâu, chờ đợi mòn mỏi để thanh toán hoàn tất… chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến cảm xúc hào hứng mua sắm của khách hàng.

Đặc điểm của các website bán hàng là thường chứa lượng hình ảnh cực lớn, cập nhật ảnh thường xuyên. Số lượng và dung lượng ảnh lớn dần cản trở tốc độ xử lý của trang. 

Các kỹ thuật giúp tự động nén ảnh mà vẫn giữ nguyên chất lượng, giảm tải cho máy chủ gốc khi lưu cache các file tĩnh như ảnh, js, css…, tăng tốc độ tải website nhanh gấp 16 lần bình thường như CDN là rất cần thiết.

Để theo kịp cuộc đua dịp sale “khủng” nhất năm, các doanh nghiệp e-commerce chuẩn bị hạ tầng bán hàng ra sao? - Ảnh 2.

CDN hay Content Delivery Network – Mạng phân phối nội dung có thể được tích hợp vào website nhanh chóng chỉ vài phút, với giá bắt đầu chỉ từ 800đ/GB và không cần chuyên viên kỹ thuật trực tiếp xử lý.

Với những nhu cầu mở rộng hơn như phát video, livestream bán hàng cũng có những phần mềm hỗ trợ chuyên biệt như VOD, Live Streaming cho phép phát trực tiếp bán hàng trên hàng loạt nền tảng cùng lúc.

Thừa hưởng toàn bộ các ưu điểm của điện toán đám mây, các giải pháp đều được: vận hành tự động, mở rộng hay thu hẹp tức thì, không downtime, không cần nhân sự IT chuyên trách, không phát sinh chi phí nhân sự, chi phí thiết bị, quản trị từ xa qua giao diện web...

Hạ tầng bán hàng đã sẵn sàng và hoàn thiện, vấn đề duy nhất cần quan tâm lúc này là tập trung vào hình ảnh thật bắt mắt, chương trình ưu đãi thật hấp dẫn, không còn phải bận tâm những sự cố bất ngờ có thể xảy ra, gây thiệt hại cả về tiền bạc và danh tiếng.

Với hơn 15 năm phục vụ hạ tầng công nghệ cho VCCorp nói riêng và hơn 3000 doanh nghiệp trên khắp cả nước, BizFly Cloud đã xây dựng và phát triển một hệ giải pháp đám mây rộng lớn, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng với tối thiểu thời gian triển khai, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ 24/7/365

Độc giả quan tâm có thể đăng ký dùng thử và nhận tới 3 tháng sử dụng MIỄN PHÍ tất cả các dịch vụ và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác tại: https://bizflycloud.vn/

BizFly Cloud – Top 3 Nhà cung cấp các giải pháp đám mây được vận hành bởi VCCorp – Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông, hiện phục vụ nhiều đối tác uy tín như VTV, Vingroup, Topica, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip…

BizFly Cloud - Nâng cấp hạ tầng - Nâng tầm doanh nghiệp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại