Xuất thân của nhà soạn nhạc thiên tài - Hecto Berlioz
Hecto Berlioz (1803 – 1869) là một nhà soạn nhạc người Pháp thuộc trường phái lãng mạn, được biết đến nhiều nhất với các bản "Giao hưởng tưởng tượng" và "Khúc cầu hồn".
Chân dung nhà soạn nhạc Hecto Berlioz.
Hecto Berlioz sinh ngày 11- 12 -1803 tại La Côte-Saint-André, tỉnh Isère gần Lyon, Pháp. Cha của ông là một học giả kiêm nhà vật lý có ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi dạy Berlioz.
Berlioz có 5 anh chị em, nhưng 3 người trong số đó đã mất trước khi trưởng thành. Hai người còn lại là Nanci và Adèle đã gắn bó với Berlioz suốt đời.
Năm 12 tuổi, Hecto Berlioz mới bắt đầu học nhạc và bắt đầu viết các tác phẩm nhỏ và những bản nhạc cải biên đầu tiên.
Khác với nhiều nhà soạn nhạc thời kỳ này, Berlioz không phải là người có năng khiếu đặc biệt từ khi còn bé. Do bị cha ngăn cản nên Berlioz không bao giờ học piano. Về sau ông cho rằng không chơi được đàn piano vừa bất lợi những cũng vừa có lợi cho sự nghiệp của mình.
Nhưng, Berlioz lại chơi thành thạo ghita và sáo flute. Ngoài ra, ông còn tự học về hòa âm qua sách vở.
Những bước tiến trong sự nghiệp của nhà soạn nhạc Hecto Berlioz
Năm 1821, vào tuổi 18, Berlioz được tới Paris để theo học y khoa. Nhưng ông không thấy hứng thú với ngành học này, nhất là sau khi phải nhìn thấy một tử thi bị mổ xẻ.
Hecto Berlioz từng vượt qua sự ngăn cản của gia đình và sống trong cảnh thiếu thốn để theo đuổi đam mê âm nhạc.
Sự ám ảnh này được ông mô tả chi tiết trong hồi ký của mình. Berlioz bắt đầu hòa nhập với cuộc sống ở Paris. Và trong lần đầu tới nhà hát Opéra, ông đã xem tác phẩm Iphigénie en Tauride của Christoph Willibald Gluck - một nhà soạn nhạc mà ông yêu thích.
Berlioz thăm thư viện của Nhạc viện Paris, nơi ông tìm kiếm tông phổ các bản opera của Gluck.. Ông còn nghe hai tác phẩm opera của Gaspare Spontini - người về sau trở thành bạn và có ảnh hưởng tới Berlioz, cũng là người được ông bảo vệ khi viết các phê bình âm nhạc.
Từ đó, ông bắt đầu viết các tác phẩm âm nhạc với sự khuyến khích của Jean-François Lesueur, giảng viên Nhạc viện Paris.
Năm 1823, ông đăng bài báo đầu tiên dưới dạng một lá thư trên tờ Le Corsaire, bảo vệ cho vở La vestale của Gaspare Spontini.
Khoảng thời gian này, Berlioz đã có một số sáng tác, bao gồm Estelle et Némorin và Le Passage de la mer Rouge, nhưng ngày nay đã bị thất lạc. Le Passage de la mer Rouge đã thuyết phục được Jean-François Lesueur nhận Berliez làm học trò riêng.
Bất mãn với bố mẹ về định hướng nghề nghiệp, Berliez tự ý bỏ ngành y vào năm 1824 quyết tâm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
Khoảng năm 1925, Berlioz bắt đầu soạn vở opera Les francs-juges , tuy vẫn còn non nớt.
Từ năm 1826, Berlioz tham dự các khóa học về sáng tác ở nhạc viện với Jean François Le Sueur và Anton Reicha.
Ông cũng gửi một bản fuga dự thi Giải thưởng La Mã, nhưng bị loại ở vòng đầu tiên. Những năm sau, ông tiếp tục gửi tác phẩm tới dự thi, nhưng phải đến năm 1830 ông mới nhận được giải thưởng này.
Điều kỳ lạ là Berlioz mong muốn đoạt giải không phải vì sự công nhận mà ông cần số tiền thưởng để trang trải cuộc sống chật vật của ông khi đó.
Năm 1827, Berlioz viết Waverly dựa theo bộ các tiểu thuyết Waverley của Walter Scott. Ông cũng bắt đầu làm việc như một ca sĩ trong dàn hợp xướng trên các sân khấu tạp kỹ.
Năm 1828, Berlioz gặp người vợ tương lai Harriet Smithson tại nhà hát Odéon khi bà đóng vai Ophelia trong vở nhạc kịch Hamlet và vai Juliet trong vở Romeo và Juliet. Berlioz trở nên say mê cả diễn viên Harriet Smithson lẫn nhà viết kịch William Shakespeare.
Năm 1828, Berlioz nghe các bản giao hưởng số 3 và 5 của Beethoven được trình diễn ở Nhạc viện Paris, như một trải nghiệm ghi dấu ấn.
Ngoài ra, Berlioz cũng tiếp xúc với các tứ tấu đàn dây và bản sonat dành cho piano của Beethoven. Thời gian này, Berlioz còn viết các phê bình âm nhạc và học tiếng Anh để có thể đọc được kịch bản của Shakespeare.
Tầm ảnh hưởng và đóng góp của nhà soạn nhạc Hecto Berlioz
Nhà soạn nhạc Hecto Berlioz đóng góp nhiều trong việc xây dựng dàn nhạc giao hưởng hiện đại bằng chuyên luận về nhạc cụ và sử dụng dàn nhạc lớn (có thể gồm hàng ngàn người) cho tác phẩm của mình.
Ngoài ra, ông còn viết 50 tác phẩm thanh nhạc và cho đàn piano dù ông chưa bao giờ sử dụng nó.
Nhà soạn nhạc Hecto Berlioz.
Cuộc đời của Hector Berlioz rất long đong túng thiếu, nhưng cống hiến của ông cho âm nhạc là rất to lớn.
Ông là nhà soạn nhạc lãng mạn lớn nhất của Pháp, người sáng lập ra thể loại giao hưởng có tiêu đề và cách tân trong hòa thanh, phối khí. Đồng thời, ông còn là một nhạc trưởng kiệt xuất.
Hecto Berlioz thể hiện rõ nét những khuynh hướng tư tưởng tiến bộ của nghệ thuật trong thời kỳ đầu những năm 30.
Nhà soạn nhạc Hecto Berlioz là người đại diện tiêu biểu nhất của âm nhạc lãng mạn Pháp và là một trong những nhà cách tân nền âm nhạc Pháp.
Trong số các nhà soạn nhạc lãng mạn của nước khác cùng thời với ông, Berlioz nổi bật lên bằng tính độc đáo và xúc cảm nhạy bén.
Phần lớn những tác phẩm đầu tay của Berlioz là các bản nhạc lãng mạn và danh cho thính phòng biểu hiện tính lãng mạn bẩm sinh của mình có ảnh hưởng từ các tác phẩm ông yeu thích của Virgil, William Shakespeare và Ludwig van Beethoven.
Sự tưởng tượng của ông đã tạo được những hình tượng đặc sắc, nhưng đồng thời nghệ thuật của ông cũng có mối quan hệ sâu sắc với nhạc của quần chúng cách mạng Pháp.
Ngoài ra, Berlioz còn là một nhà văn xuất sắc, được thể hiện qua các tác phẩm phê bình âm nhạc. Ông viết cho nhiều báo và tạp chí. Phong cách viết của ông mạnh mẽ, đôi lúc có sự châm biếm.
Nguồn tham khảo: Wikipedia