Từ khoảng năm 1953 đến 1979, bão và bão lốc xoáy nhiệt đới ở Mỹ thực sự chỉ mang tên phụ nữ , dù trước đó có tiền lệ đặt tên theo cả hai giới tính.
Vì Mỹ đi đầu trong công nghệ về bão thời điểm đó, nên các nước khác đã làm theo. Cục Khí tượng Australia thông qua hệ thống đặt tên như vậy năm 1963, tương tự người láng giềng New Zealand.
Siêu bão Hải Yến càn quét Biển Đông năm 2013 nhìn từ vệ tinh (ảnh JMA / EUMETSAT)
Không hoàn toàn rõ ràng tại sao, những các quan niệm hàng hải truyền thống cho rằng biển là “nữ”, như nữ thần biển Calypso trong thần thoại Hy Lạp, có thể là một trong các nguyên nhân.
Một lý do khác được ủng hộ là các cơn bão được đặt tên theo phụ nữ là do một đặc điểm của chúng – ví dụ tính “khó dự đoán trước”.
Từ khi các cơn bão mang tên phụ nữ, những người dẫn chương trình thời tiết bắt đầu nói như thể coi nó là phụ nữ. Họ dùng các từ ngữ hàm ý giới tính để nói về hoạt động của bão.
Tất nhiên, các nhà hoạt động nữ quyền ở Mỹ không hài lòng với hệ thống đặt tên này và lên tiếng phản đối. Nhà nữ quyền Roxcy Bolton thậm chí còn đề nghị thay từ “hurricane” (bão lốc xoáy nhiệt đới), phát âm nghe giống “her-icane”, bằng từ “him-icane”.
Ảnh chụp xoáy bão Caterina năm 2004 từ trạm ISS (NASA)
Đến tận năm 1979, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ và Tổ chức Khí tượng Thế giới mới bắt đầu phân chia tên bão theo cả nam giới và nữ giới. Trước áp lực dần phổ biến, các quốc gia cũng thay đổi hệ thống đặt tên.
Một số tranh luận cho rằng các cơn bão mang tên nam giới ít đáng sợ hơn bão mang tên nữ, điều này ngược lại với cách mọi người phản ứng với tên các cơn bão ngày nay.
Nguồn: History, CNN