Báo cáo mới đây của Kapsersky Lab cho biết, đa số mọi người hiện nay đều sử dụng thiết bị di động để truy cập internet, trong đó có 68% cá nhân sử dụng smartphone và 34% sử dụng máy tính bảng.
Bên cạnh đó, không ít người dùng cũng có thói quen lưu trữ dữ liệu cá nhân của mình trên điện thoại, gồm 1/3 người dùng (35%) lưu trữ thông tin dịch vụ ngân hàng, 57% người dùng thường xuyên truy cập tài khoản email cá nhân và 55% người sử dụng để kết nối mạng xã hội.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng các phương pháp bảo mật để bảo vệ thiết bị, đa số chủ sở hữu smartphone hiện nay vẫn lờ đi các cảnh báo từ chuyên gia.
Theo ghi nhận, chỉ có 48% người dùng sử dụng mật khẩu để bảo vệ thiết bị, trong khi đó chỉ có 14% người dùng mã hóa dữ liệu và thư mục để tránh bị truy cập tài khoản trái phép.
Thậm chí, cho dù bạn có đặt mật khẩu cho điện thoại thì điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo rằng thiết bị của bạn sẽ được an toàn khi bị mất.
Tuy nhiên, phương thức này cơ bản sẽ gây ra không ít khó khăn cho những xấu có ý định đắp cắp dữ liệu của nạn nhân. Ngoài ra, theo báo cáo của Kaspersky Lab, chưa đến một nửa (41%) người dùng sao lưu dữ liệu và chỉ 22% sử dụng tính năng chống trộm cho điện thoại.
Theo Phó Chủ tịch mảng Marketing của Kaspersky Lab - Dmitry Aleshin nhận định: “Điện thoại là một trong những đồ dùng giá trị luôn có khả năng bị đánh cắp, và điều này càng trở nên dễ dàng hơn nếu thiết bị bị đánh cắp không được bảo vệ bằng các tính năng bảo mật.
Do đó, người dùng smartphone nên sử dụng mật khẩu bảo vệ hoặc các biện pháp bảo mật khác, bao gồm tính năng chống trộm, để bảo vệ thông tin cá nhân, hình ảnh, tài khoản mạng xã hội khỏi bị đánh cắp và sử dụng cho mục đích xấu”.