Cơ hội và thách thức
Theo phân tích của các chuyên gia, nếu nói TP.HCM trung tâm số 1 của cả thị trường bất động sản phía Nam thì “sâu sau” của trung tâm số 1 này sẽ là các tỉnh lân cận nằm trong vùng tứ giác kinh tế phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Và như thực tế cho thấy, trong nhiều năm trở lại đây, các thị trường bất động sản vùng phụ cận kể trên có một sự phát triển quá mạnh. Nhiều nơi chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục, giá bất động sản tăng cao khắp nơi, thậm chí có người còn ví von, chỉ cần có mua là có lời.
Ghi nhận cho thấy, đã có không ít nhà đầu tư “trúng đậm” nhờ đầu tư đúng hướng, nhưng trên thực tế cũng có không ít nhà đầu tư ngậm “trái đắng” vì đầu tư theo phong trào, thiếu sự tính toán, phân tích thị trường, đặc biệt là thời gian gần đây và dự báo sắp tới, màn sương bao phủ trên thị trường dần tan, cơ hội hay rủi ro cũng đang dần hiện hữu.
Trong khi những người đầu tư theo kiểu “đón gió” thị trường đang dở khóc, dở cười thì ngược lại có những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường đã “trúng đậm”, nhờ đầu tư có sự tính toán, phân tích chu đáo.
Anh Giang, một nhà đầu tư bất động sản khá chuyên nghiệp ở TP.HCM chia sẻ, "nguyên tắc đầu tư bất động sản của anh là không đầu tư theo phong trào mà luôn có sự tính toán rất kỹ với phân khúc chính là đất nền, nhà phố, an toàn về yếu tố quy hoạch và pháp lý”, anh Giang nói và tiết lộ, hai thị trường mà anh đầu tư nhiều trong thời gian qua là Long Thành của Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, bởi đây là những thị trường có nhiều tiềm năng, thời gian qua không có sự tăng nóng nên dư địa phát triển còn rất lớn.
Những “mỏ vàng” tiềm năng
Nói như ông Marc Townsend, tổng giám đốc Công ty nghiên cứu CBRE, như một quy luật chung của thị trường bất động sản, nơi nào có hạ tầng phát triển càng nhiều, nơi đó sẽ có thị trường bất động sản phát triển càng mạnh.
Quả thật, sau TP.HCM, thời gian qua, các địa phương trong vùng tứ giác kinh tế phía Nam đã có sự phát triển hạ tầng rất mạnh, dẫn dắt cho sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản các khu vực như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn, Long An và Bình Dương có có sự phát triển trước và đang bước vào giai đoạn bão hòa.
Riêng Đồng Nai, với điểm nhất là khu vực quanh sân bay Long Thành và Bà Rịa Vũng Tàu được định vị sẽ trở thành “bệ phóng” chủ lực cho cả thị trường bất động sản phía Nam trong nhiều năm tới, bởi đây là những thị trường mới nổi và kỳ vọng sẽ có sự bứt phá mạnh về tiềm năng đang hiện hữu.
Nếu như Long Thành, yếu tố tạo động lực lớn nhất là sân bay Long Thành và hàng loạt hệ thống hạ tầng kết nối để hình thành nên một thành phố sân bay, thì với Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng với động lực lớn cũng là sân bay Long Thành, hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng như như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa, cảng Cái Mép…
Bà Rịa - Vũng Tàu còn có lợi thế lớn là địa phương duy nhất có biển, một lợi thế đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp không khói và công nghiệp dầu khí, hậu cần…là nơi có nền tảng để hình thành một thành phố không ngủ.
Phân tích ở góc độ nên đầu tư vào đầu trong bối cảnh thị trường đang có sự đan xen giữa cơ hội và thách thức, ông Dương Minh Tiến, tổng giám đốc Công ty Việt Holdings, cho rằng, trong bất cứ thị trường nào cũng đều tồn tại hai mặt cơ hội và rủi ro.
“Tuy nhiên, theo tôi trong bối cảnh thị trường hiện nay, nguyên tắc mà các thành viên tham gia thị trường hướng đến là sản phẩm bất động sản phải đạt được hai yếu tố: an toàn trong hiện tại, và đầy tiềm năng thật sự trong tương lai.
An toàn trong hiện tại nghĩa là sản phẩm đó phải được phát triển bởi các doanh nghiệp uy tín, có quy hoạch và pháp lý rõ ràng, còn tiềm năng trong tương lai chính là các yếu tố tác động như hạ tầng, tầm nhìn quy hoạch và chiến lược phát triển vùng”, ông Tiến nhận định.
Bên cạnh đó, thời gian tới, phân khúc bất động sản liền thổ vẫn sẽ là kênh đầu tư “vua” của thị trường, còn xét về khu vực, Long Thành và Bà Rịa Vũng Tàu vẫn sẽ là khu vực có nhiều dư địa phát triển hơn cả.