Bảo mật là vấn đề vô cùng quan trọng đối với người sử dụng công nghệ, giữa "cơn bão" mới đây về vấn đề bảo mật của Facebook và cả chính sách bảo mật thông tin cá nhân được đánh giá là khá lỏng lẻo của Google, vấn đề này lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Điều tồi tệ hơn là những thông tin bảo mật cá nhân lại có thể bị sử dụng với mục đích xấu, gây tổn hại đến người dùng trên nhiều phương diện khác nhau.
Lãnh đạo về bảo mật của Google là Justin Schuh từng cho hay "Google đã dành nhiều năm nghiên cứu các phương pháp bảo mật", thế nhưng họ vẫn bị "ném đá" vì cơ chế tích hợp khả năng lưu mật khẩu trên các trình duyệt để tránh mất thời gian đăng nhập.
Vấn đề bảo mật của Facebook đang đứng trước nhiều dấu hỏi lớn. Ảnh: MakeUseOf
Không những thế người dùng còn có thể đồng bộ tài khoản của mình cũng như mật khẩu trên nhiều thiết bị khác nhau (từ laptop, máy tính để bàn ở nhà, điện thoại thông minh cho đến máy tính ở nơi làm việc, cơ quan...).
Chẳng khó khăn gì mà một người nào đó có thể có được các mật khẩu này nếu máy tính của bạn rơi vào tay họ với chỉ một bước đơn giản là truy cập vào URL địa chỉ: chrome://settings/passwords, sau đó ấn nút "Show" để nhìn thấy mật khẩu!
"Hai gã khổng lồ" đang đứng trước làn sóng chỉ trích về vấn đề bảo mật của mình dù đã "nhiều năm nghiên cứu vấn đề này". Thế nhưng khác với Google hay Facebook, Apple lại có thể ung dung đứng ngoài cơn bão này.
Sở dĩ như vậy vì công ty này có chính sách bảo vệ dữ liệu người dùng có thể nói là tốt nhất hiện nay. Vậy lý do gì giúp Apple có thể đứng ở vị thế khác biệt so với Google và Facebook trong vấn đề bảo mật thông tin?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Chính sách bảo mật của Apple
Thứ nhất, công ty này tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua phần cứng thay vì phần mềm hay Internet như hai công ty trên (vốn tạo nên nguồn thu nhập khổng lồ cho hai công ty từ quảng cáo).
Điều này khiến cho hai công ty này trở nên cô lập hơn với European Union’s strict privacy protection laws (luật bảo vệ riêng tư nghiêm ngặt của liên minh EU).
Steven Milunovich , nhà phân tích UBS cho rằng:
"Mặc dù Apple đôi khi cũng nói về vấn đề bảo mật trong phạm vi đạo đức - Tim Cook nói "bảo mật là một vấn đề cơ bản của con người" - điều này khiến việc kinh doanh nhấn mạnh của họ nhấn mạnh vào điều này hơn Google hay Facebook.
Chính doanh thu từ quảng cáo đã là chiếc gậy khiến cho hai gã khổng lồ dính đòn "gậy ông đập lưng ông" vô cùng đau đớn, Milunovich nói.
Luật mà EU đưa ra có tên luật bảo vệ dữ liệu mới – GDPR (General Data Protection Regulation) 25/5/2016 đã khiến hai gã khổng lồ phải điêu đứng, theo đó mặc dù GDPR là luật EU, nhưng lại có ảnh hưởng như chuẩn bảo vệ dữ liệu trên toàn cầu.
Thật vậy, chỉ cần một công dân EU mở ra bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào thì luật này sẽ ngay lập tức được kích hoạt và hình phạt tài chính sẽ vô cùng nặng nề nếu bên cung cấp dịch vụ (như Google hay Facebook) vi phạm chính sách bảo mật.
Những hình phạt tài chính nặng nề sẽ giáng xuống khiến những "kẻ khổng lồ" cũng phải choáng váng, Ví dụ: Một công ty có doanh thu toàn cầu 1 tỷ đô la nếu vi phạm sẽ có rủi ro hàng năm lên đến 40 triệu đô la.
Một nhà phân tích của tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức Deutsche Bank cho rằng chính sách này có thể lấy đi hơn 2 tỷ USD lợi nhuận của Google!
Thứ hai, chính sách bảo mật của Apple không cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu vì mục đích kinh doanh, điều này chính là "lợi thế cạnh tranh" lớn nhất của công ty so với Google hay Facebook, Milunovich nói.
Apple không chạy theo lợi nhuận mà tập trung vào vấn đề bảo mật cá nhân. Ảnh: Marketwatch
Ngoài ra, công ty còn tập trung vào các thay đổi một số chính sách liên quan đến các ứng dụng khai thác Face ID của bên thứ 3 nhằm không ngừng nâng cao tính bảo mật cá nhân. Phát ngôn viên của Apple, Tom Neumayr, cho biết Apple vô cùng coi trọng sự riêng tư và bảo mật.
CEO Apple Tim Cook cũng đã sử dụng chiến lược marketing quan trọng dựa trên lập trường bảo vệ sự riêng tư người dùng và khiến công ty gặt hái không ít thành công.
Thậm chí trong một cuộc phỏng vấn với Charlie Rose, Tim Cook cho hay thông tin người dùng được mã hóa vượt quá khả năng của Apple, nghĩa là ngay cả khi bị chính phủ yêu cầu cung cấp các thông tin người dùng thì Apple cũng không thể cung cấp vì chúng đã bị mã hóa.
Đó chính là "con át chủ bài" mà Apple đang nắm giữ, giúp "gã công nghệ khổng lồ" này có thể ung dung trước "cơn bão" mang tên bảo mật.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Businessinsider, Investopedia, Marketwatch