Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây”

ANH VŨ SPIDERUM |

Họ là những kỵ binh vĩ đại nhất, những chiến binh dũng mãnh nhất mà lịch sử loài người từng được chứng kiến: Bộ binh Sparta, kỵ binh Husaria, kỵ binh Mông Cổ, kỵ binh Teutonic và quân đoàn La Mã.

1. Bộ binh Sparta

Sparta là đội quân chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử nhân loại, họ nổi tiếng có ý chí kiên cường và tính kỷ luật nghiêm ngặt. Trong cuộc chiến Peloponnesian, 9 vạn quân bộ binh hạng nặng Sparta vây hãm đã khiến cho người Athens trong mấy năm ròng chỉ có thể ẩn trú trong thành.

Trong cuộc chiến Ba Tư, chỉ 500 binh sĩ Sparta dẫn theo 3000 quân Hy Lạp chiến đấu bất phân thắng bại với 100.000 quân Ba Tư.

Cuộc chiến đấu kinh điển của người Sparta chống lại Ba Tư chính là nguồn cảm hứng cho bộ phim "300" nổi tiếng.

Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây” - Ảnh 1.

Bộ binh hạng nặng của Sparta chính là đội quân mạnh nhất thời cổ đại trong lịch sử.

2. Kỵ binh Husaria

Không chỉ đặc biệt ấn tượng bởi đôi cánh khiến họ trông như một đạo quân bước ra từ thế giới thần thoại, đoàn kỵ binh này còn nổi tiếng với chiến thuật quân sự thông minh và chiếc áo giáp sắt đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt quân thù.

Tên tuổi của đoàn kỵ binh này khiến cho quân thù khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy đôi cánh trên chiến trường, với vô số trận chiến, đội kỵ binh gần như bất bại.

Một loạt thắng lợi liên tiếp của quân đoàn này như: Lubiszew (1577), Byczyna (1588), Kokenhausen (1601), Kircholm (1605), Kluszyn (1610), Chocim (1621), Martynów (1624), Trzciana (1629), Ochmatów (1644), Beresteczko (1651), Polonka (1660), Cudnów (1660), Chocim (1673), Lwów (1675), Vienna (1683) và Párkány (1683).

Chuỗi bất bại này tạo ra Kỷ nguyên Vàng (Golden Age) kéo dài 100 năm của các chiến binh Hurasia. Trên địa hình bằng phẳng, họ gần như bất bại. Không những thế, đa số các cuộc chiến, quân số của đoàn kỵ binh này đều ít hơn đối thủ rất nhiều.

Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây” - Ảnh 2.

Kỵ binh Husaria được coi là đội kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử châu Âu.

Tiêu biểu như trận Kircholm (1605), quân Thụy Điển vượt trội về sức mạnh và số lượng với 11.000 bộ binh cùng súng trường so với 1.900 kỵ binh Hurasia.

Thế nhưng họ đã thảm bại với thương vong lên tới con số 6.000, còn kỵ binh của Ba Lan chỉ mất chưa tới 100 người!

Trận chiến đáng sự hào nhất và cho thấy rõ sức mạnh huyền thoại của đoàn kỵ binh có cánh chính là khi họ phải đối đầu kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ: Đế chế Ottoman - đế chế mới đã hủy diệt đế chế La Mã cũ để thống trị châu Âu.

Chỉ với 3.000 kỵ binh Husaria để đánh bại đội quân hùng hậu 200.000 người vào năm 1683 trong trận Vienna (giải cứu thủ đô nước Áo Vienna khỏi sự bao vây của quân Ottoman).

Tên tuổi và huyền thoại bất diệt của đoàn kỵ binh có cánh lại một lần nữa được tăng thêm với chiến thắng thuyết phục đế chế Ottoman để trở thành đoàn kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử châu Âu.

3. Kỵ binh Mông Cổ

Kỵ binh Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập. Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống với những chiến binh du mục thiện chiến cùng khả năng tàn phá kinh hoàng.

Đội quân này có khoảng một triệu binh lính khi bắt đầu cuộc xâm lược khu vực Á - Âu từ năm 1206. Đây là đội quân không thể ngăn chặn trên đường chinh phạt Trung Đông, Trung Quốc và Nga.

Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây” - Ảnh 3.

Kỵ binh Mông Cổ là lực lượng quân sự nổi tiếng nhất của một dân tộc vốn "sinh ra trên lưng ngựa".

Trên thực tế, khả năng cơ động của quân Mông cổ được tăng cường nhờ thói quen sống trên lưng ngựa. Mỗi lính kỵ binh Mông Cổ đều sở hữu 3-4 con ngựa để bảo đảm sức chiến đấu. Kỹ năng vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung giúp họ có lợi thế rõ rệt so với bộ binh đối phương.

Tính kỷ luật của đội quân này giúp họ khai thác triệt để nhiều chiến thuật mới, như tấn công chớp nhoáng và đánh thọc sâu phủ đầu.

Quân Mông Cổ cũng biết sử dụng chiến tranh tâm lý, gieo rắc nỗi kinh hoàng bằng nhiều hình thức như tàn sát dân cư và hủy diệt thành trì sau khi đối thủ thất trận. Điều này khiến nhiều đội quân khiếp vía từ khi nghe thấy tiếng vó ngựa của quân Mông Cổ từ xa và nhanh chóng đầu hàng.

4. Kỵ binh Teutonic

Quân đoàn này tuy không phải bách chiến bách thắng, nhưng ở thời kỳ thịnh vượng nhất, Teutonic Knights đã thực sự kiểm soát toàn bộ phía đông khu vực biển Baltic.

Họ luôn đi đầu trong các trận chiến và là những con quái vật thực sự trên chiến trường, chiến thuật lao đến húc thẳng vào đội hình địch từ phía xa như một con tê giác khổng lồ sau đó tản sang 2 cánh và vòng về để chuẩn bị cho cú húc tiếp theo.

Hành động này được làm đi làm lại cho đến khi đội hình địch bị xé nhỏ. Điều đáng sợ nhất của các chiến binh Teutonic chính là sự dũng cảm, can trường khiến cho mọi kẻ thù đều kinh hoàng.

Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây” - Ảnh 4.

Những kỵ binh "thép" Teutonic đã làm bá chủ một vùng phía đông rộng lớn của biển Baltic.

5. Quân đoàn La Mã

Điểm mạnh của quân đội La Mã là sự kiên cường, khả năng hồi phục sức chiến đấu không ngừng nghỉ, ngay cả khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn. Điều này được thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến Punic. Dù thiếu thông tin tình báo và nguồn lực, họ vẫn đủ sức đánh bại quân đội Carthager ngay trong lần giao tranh đầu tiên bằng cách phát huy yếu tố bất ngờ.

Các quân đoàn La Mã (Legion), đơn vị cấp sư đoàn bộ binh, là nòng cốt của đội quân này. Thành phần của quân đoàn bao gồm các binh sĩ chuyên nghiệp, phục vụ liên tục trong 25 năm, được huấn luyện bài bản và trang bị chu đáo.

Đâu chỉ có kỵ binh Mông Cổ, nghe tên những đội quân dưới đây cũng đủ khiến đối thủ “hồn vía lên mây” - Ảnh 5.

Đội hình chiến đấu nổi tiếng của Quân đoàn La Mã.

La Mã đưa ra nhiều sáng kiến giúp tăng sức mạnh và quyết tâm cho binh sĩ. Những người lính nghèo sẽ được cấp đất nếu lập chiến công, trong khi chủ đất bảo vệ được tài sản của mình và càng giàu có hơn. Đổi lại, cả đế chế La Mã có được sự bảo đảm về an ninh. Tất cả những sáng kiến này thôi thúc binh lính La Mã chiến đấu quyết liệt hơn.

Một trong những lợi thế quan trọng của lực lượng này là đội hình chiến đấu nhiều tầng, giúp tiền tuyến luôn được tăng cường lúc giằng co, trong khi kẻ thù kiệt sức. Quân đội La Mã thường được dẫn dắt bởi các tướng giỏi, áp dụng chiến thuật cơ động để tạo lợi thế tấn công, đặc biệt trước các đối thủ tập trung vào phòng ngự.

Trong suốt 300 năm lịch sử, đế chế La Mã liên tục mở rộng, từ một cường quốc nhỏ ở Italy thành bá chủ Địa Trung Hải và các khu vực xung quanh. Dù còn một số hạn chế, quân đội La Mã thực sự không có đối thủ vào thời điểm đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại