Dấu chân khổng lồ dài 1,2m ở Nam Phi: Bí ẩn thách thức khoa học hơn trăm năm

Hoa Hướng Dương |

Dấu chân dài hơn 1m này được phát hiện tại một vị trí vô cùng hẻo lánh ở Nam Phi năm 1912. Đến nay, nó vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Năm 1912, một thợ săn có tên Stoffel Coetzee trong khi đang săn bắn ở một khu vực hẻo lánh Eastern Transvaal (hay Mpumalanga) của Nam Phi đã vô tình phát hiện ra một dấu chân khổng lồ bí ẩn được in trên đá granit.

Dấu chân khổng lồ trên đá granit ở Nam Phi

Dấu chân khổng lồ dài 1,2m ở Nam Phi: Bí ẩn thách thức khoa học hơn trăm năm - Ảnh 1.

Dấu chân khổng lồ trên đá. Ảnh: Ancientcode

Dấu chân khổng lồ dài tới 1,2m này khiến nhiều người liên tưởng tới dấu vết của một người khổng lồ tạo nên, một số thực tế hơn lại cho rằng đây là sản phẩm chạm khắc của một ai đó và tất cả chỉ là một trò đùa.

Một số còn cho rằng dấu chân này có thể chỉ là sản phẩm của tự nhiên thông qua quá trình bào mòn, bị phong hóa... Thế nhưng bí ẩn về dấu chân này vẫn còn ở trong bóng tối cho đến tận ngày nay mà chưa ai có thể giải đáp được.

Nhà khoa học, nhà thám hiểm Nam Phi là Michael Tellinger cho rằng dấu chân chính là bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ sự tồn tại của người khổng lồ trên Trái Đất từ rất lâu trước đây.

Xem video:

Dấu chân khổng lồ trên đá. Nguồn: Michael Tellinger

Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng dấu chân này là sản phẩm của con người là rất thấp vì những lý do sau:

Thứ nhất, vị trí dấu chân nằm ở khu vực vô cùng hẻo lánh ở Nam Phi là Mpualanga (tên gọi này có nghĩa là phía đông hoặc là "nơi mặt trời mọc" trong tiếng Swazi), thậm chí ngày nay người ta cũng rất khó để tìm thấy.

Thứ hai là niên đại của dấu chân được các nhà địa chất học xác định là vào khoảng giữa 200 triệu đến 3 tỉ năm tuổi dựa vào những hiểu biết của chúng ta hiện nay về quá trình hình thành đá granit trong lịch sử Trái Đất.

Cơ quan Địa chất học Nam Phi còn cho rằng loại đá granit trồi lên mặt đất này (còn có tên là Mpuluzi Batholith) được hình thành cách đây khoảng 3,1 tỉ năm.

Dấu chân khổng lồ dài 1,2m ở Nam Phi: Bí ẩn thách thức khoa học hơn trăm năm - Ảnh 4.

Rất nhiều dấu chân trên đá được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Ảnh: MysTown

Thứ ba, đá granit hay còn gọi là đá hoa cương cũng là loại đá có độ cứng chỉ xếp sau kim cương và 2 hợp chất đặc biệt khác là Corundum (Al2O3) và Topaz (Al2SiO4(OH-,F-)2), nên rất khó để con người có thể chạm khắc lên đó.

Hiện này bí ẩn dấu chân khổng lồ ở Nam Phi vẫn là một trong những bí ẩn lớn, thách thức các nhà khoa học trên thế giới phải tìm ra lời giải thích khoa học và thuyết phục nhất.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Ancient-origins, Thevintagenews, Ancientpatriarchs.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại