'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước

Gia Lạc |

Cơn sốt "Đào, phở và piano" như phép đo về sự quan tâm của khán giả hiện nay về dòng phim lịch sử kháng chiến. Cũng từ đây, những khuyết điểm của phim nhà nước lộ diện và được công chúng quan tâm hơn cả.

Đào, phở và piano chiếu từ Mùng 1 Tết, nhưng đến Mùng 9, sau khi hết Tết, phim mới hot, trở thành hiện tượng chưa từng thấy ở rạp chiếu phim Việt.

Phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng, giao CTCP Phim truyện 1 sản xuất. Cú lộn ngược dòng, xảy ra tình trạng “ cháy vé cục bộ” của Đào, phở và piano cộng hưởng từ nhiều thứ.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 1.

"Đào, phở và piano" trở thành hiện tượng chưa từng có tại phòng vé Việt.

Không có sự chuẩn bị cho "cơn sốt"

Ban đầu, phim chỉ chiếu ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia với suất chiếu và khung giờ chiếu ít ỏi. Việc bỗng dưng gây sốt khiến nhiều khán giả đổ xô xếp hàng mua vé. Phía nhà rạp phải cắt bớt 50% suất chiếu phim Mai của Trấn Thành để chuyển sang Đào, phở và piano.

Những thông tin của bộ phim mà khán giả biết được rất ít ỏi. Một số khán giả chỉ biết phim về đề tài lịch sử, hình ảnh liên quan nhỏ giọt, thậm chí ảnh không chất lượng. Khi những bài chia sẻ xuất hiện, nhiều người muốn tham khảo nội dung chính, trailer (đoạn phim ngắn cung cấp một phần cốt truyện, diễn viên, giúp người xem có cái nhìn tổng thể hơn)… nhưng chẳng tìm được gì nhiều bởi nhà sản xuất không phát hành.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 3.

Chỉ đến khi phim được bàn tán rộng rãi, tức là 10 ngày sau công chiếu, Đào, phở và piano mới đăng tải trailer giới thiệu – đoạn phim đúng nghĩa “bị dí deadline”, nhạt nhòa và không có nội dung hấp dẫn.

Nhiều điểm thiếu sót dễ dàng nhận thấy, ngay cả ở poster quảng bá với phông chữ lỗi, hình ảnh bị chê không thể hiện được nội dung phim.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết phim được Nhà nước cấp hoàn toàn kinh phí sản xuất, nhưng chưa có kinh phí phát hành. Điều này dẫn đến bất cập trong công tác truyền thông.

Cơ chế hạn chế phim có lời

Đào, phở và piano thắng phần lớn nhờ hiệu ứng mạng xã hội. Nếu không nhờ cơn sốt đặc biệt này, phim rất có thể bị “xếp kho” và chìm dần vào quên lãng như nhiều bộ phim do Nhà nước đặt hàng. Người ta chỉ có thể biết khi phim chiếu trong các dịp đặc biệt hoặc các chương trình mang tính chất tuyên truyền, kỷ niệm...

Năm 2014, ba phim được Nhà nước rót vốn là Sống cùng lịch sử, Mộ gió Đam mê được phát hành gói gọn trong hệ thống rạp nhỏ, thậm chí khán giả không biết đến sự tồn tại của chúng. Các bộ phim này chỉ trụ rạp được vài ngày và phải ngừng chiếu vì không bán nổi vé.

Tồn tại vướng mắc ở cơ chế truyền thông - phát hành cũng mang đến trở ngại lớn cho các bộ phim được Nhà nước đầu tư đến với đại chúng. Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về tỷ lệ phần trăm cho các nhà phát hành khi đưa đến các rạp.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 4.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 5.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 6.

'Đào, phở và piano' hot, lộ ngay lỗ hổng phim nhà nước- Ảnh 7.

Nhiều bài toán được đặt ra về quá trình sản xuất, phát hành, quảng bá phim do nhà nước rót vốn.

Cơn sốt tăng cao, hai cụm rạp tư nhân Cinestar và Beta đều đồng ý phát hành, tự nguyện nộp doanh thu lại cho nhà nước để phục vụ mục đích lan tỏa bộ phim, đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà.

Nhưng liệu rằng đây chỉ là nước đi tạm thời, hưởng ứng lời khuyến khích của bộ. Tương lai của những bộ phim do Nhà nước đặt hàng sau cơn sốt Đào, phở và piano cần có lối đi rành mạch, cụ thể hơn nữa, nhất là liên quan đến bài toán kinh doanh khi muốn trình chiếu phim ở các rạp tư nhân.

Từ cơn sốt Đào, phở và piano mới thấy cơ chế không cho phép phim có lời, cứ làm là lỗ.

Tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn là hiện tượng lạ của điện ảnh Việt. Trong thời điểm có đến hai phim rút khỏi rạp vì không thể cạnh tranh, bộ phim không quảng bá, không cần cạnh tranh vẫn làm nên kỳ tích. Xuất phát từ review của TikToker, dần dà lan qua Facebook, hiện tượng Đào, phở và piano mang tính chất “trend” (xu hướng).

Phim nhận nhiều bàn luận từ nội dung, bối cảnh, diễn xuất, dàn dựng… trên tinh thần góp ý, sẵn sàng chỉ ra điểm cộng, điểm trừ cần khắc phục. Cơn sốt phòng vé vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tín hiệu tích cực cho dòng phim lịch sử tiếp cận đến đại chúng, nhất là tệp khán giả trẻ.

Cơn sốt Đào, phở và piano như phép đo về sự quan tâm của khán giả hiện nay về dòng phim lịch sử kháng chiến. May mắn không tự đến nếu không có nỗ lực của những người đã làm nên chất lượng bộ phim. Nhưng nếu phim chỉ trông chờ vào “trend” sẽ không bền, “trend” nhanh đến và cũng nhanh đi. Cần tìm giải pháp để duy trì chứ không thể chờ cơ duyên như đang diễn ra với Đào, phở và piano.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại