Đào đất trong xưởng gạch, anh công nhân phát hiện 112 "vật thể tròn" có ánh vàng, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường

Ánh Lê |

Làm việc ở xưởng gạch, anh công nhân Trung Quốc bất ngờ khi đào được một kho báu khổng lồ.

Đào đất trong xưởng gạch, anh công nhân phát hiện 112 "vật thể tròn" có ánh vàng, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường- Ảnh 1.

Lịch sử Trung Quốc ghi lại có 13 triều đại phong kiến đều chọn đóng đô ở khu vực Tây An, Thiểm Tây.  Điều này cho thấy vùng đất này là nơi có nhiều địa điểm và di tích có giá trị nghiên cứu lớn. Cũng vì thế nên việc phát hiện các lăng mộ cổ ở Tây An không còn quá xa lạ với người dân Trung Quốc.

Không những thế, vào năm 1999, người ta còn tìm thấy một lượng lớn các vật thể tròn kỳ lạ được gọi “miếng vàng” tại một nhà máy gạch ở trong khu vực này. Vào thời điểm đó, sự hiểu biết của người dân về di vật, cổ vật còn hạn hẹp nên những “miếng vàng” này xuất hiện đã bị phân tán. Cho đến ngày nay, bí ẩn về lai lịch của chúng vẫn khiến người ta tò mò.

Kho báu trong xưởng gạch

Ngày 2 tháng 11 năm 1999, một cảnh tượng chấn động đã xảy ra tại nhà máy gạch Tân Hoa Chuyên ở quận Vị Ương, thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc.

Khi đó, một công nhân trong xưởng gạch đang dùng máy xúc đào đất thì đột nhiên bị 1 vật cứng chặn lại, gây ra một tiếng động chói tai. Người này liền xuống xe kiểm tra thì phát hiện gầu máy xúc đang vướng vào một vật gì đó. Khi lại gần, công nhân này vô cùng ngạc nhiên khi “vật cản” không phải là đá, gạch vụn hay miếng sắt như anh nghĩ, mà là một miếng gì đó tựa vàng nhưng có hình tròn, dẹt.

Sau khi kiểm tra cẩn thận, người này còn phát hiện những miếng vàng tìm được có khắc hoa văn và dòng chữ rất lạ. Nghi ngờ sẽ có nhiều miếng vàng tương tự ở gần đó, anh công nhân này nhanh chóng dùng máy xúc lật tung cả khu đất xung quanh để tìm kiếm. Quả nhiên, gầu máy xúc lại liên tục gặp vật cản và tạo ra âm thanh lạ. Cứ thế, anh công nhân này lại xuống xe và dùng tay đào ra được hàng trăm miếng vàng tương tự.

Đào đất trong xưởng gạch, anh công nhân phát hiện 112 "vật thể tròn" có ánh vàng, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Sohu

Hành động này của anh công nhân nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người dân đi ngang qua. Nhìn thấy trên tay anh công nhân đang cần thứ gì đó phát sáng như vàng, một người trong số đó kinh ngạc hét lên: “Ở kia có vàng!”

Nghe vậy, nhiều người dân và những công nhân ở trong xưởng gạch vì tò mò mà đổ xô chạy tới chỗ anh công nhân, rồi lấy hết số vàng đang nằm vương vãi trên mặt đất. Không những thế, khi biết tin mảnh đất trong xưởng gạch có vàng, nhiều người dân sau đó còn đến và đào xới khu đất đó thêm nhiều lần nữa để tìm kiếm vận may cho mình.

Không lâu sau đó, tin tức về số vàng được tìm thấy đã đến tai các chuyên gia và cảnh sát trong vùng.  Họ nhanh chóng có mặt và tiến hành phong tỏa hiện trường. Thế nhưng lúc này, tất cả những gì còn lại chỉ là mảnh đất bị đào xới tan hoang.

Cảnh sát và các chuyên gia tỏ ra rất bất lực, vì biết đời sống của người dân ở đây còn lạc hậu, chưa có kiến thức rõ ràng về các di vật, cổ vật nên trong quá trình điều tra, họ cũng làm công tác tư tưởng bằng cách thông báo cho người dân biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích văn hóa.

Theo đó, nếu xác định được những miếng vàng bị dân làng đánh cắp là vàng thật và có chạm khắc chữ hay hoa văn thì chắc chắn đó là di vật lịch sử, có giá trị nghiên cứu rất lớn. Trong trường hợp này, lấy vàng làm của riêng hay có hành vi buôn bán sẽ là bị cho là có hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Đào đất trong xưởng gạch, anh công nhân phát hiện 112 "vật thể tròn" có ánh vàng, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường- Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Sohu

Đối với những người từ chối trả lại di vật văn hóa, cảnh sát Trung Quốc cũng nêu rõ hình phạt mà họ có thể phải đối mặt khi có hành vi chiếm đoạt trái phép di tích văn hóa, lịch sử.

Dẫu vậy, sau nhiều lần khám xét, cảnh sát cuối cùng chỉ thu hồi được phần lớn số vàng trên. Số còn lại vẫn bị một số kẻ tham lam cất giấu. Trong số đó có một công nhân đã bí mật giấu 18 miếng vàng. Thậm chí, để tránh sự điều tra của cảnh sát, người này đã di chuyển đến khu vực Tuần Dương ở phía nam tỉnh Thiểm Tây để ẩn náu. Cảnh sát tại đây đã ra sức truy tìm và tóm gọn được đối tượng này, cuối cùng thu hồi được toàn bộ số vàng bị đánh cắp.

Nguồn gốc của số vàng khổng lồ được hé lộ

Trong khi các chuyên gia đang nghiên cứu số vàng này thì tại Nhà máy gạch Tân Hoa Chuyên lại có thêm một phát hiện mới.

Theo Sohu, các công nhân trong nhà máy gạch tiếp tục tìm thấy một “hố vàng” lớn khác ở gần khu vực tìm thấy 112 miếng vàng cũ. Tại đây, họ đào được thêm 107 miếng vàng và giao lại cho cảnh sát để tránh tình trạng cướp phá như lần trước.

Trong quá trình nghiên cứu 219 miếng vàng, các nhà khảo cổ ở Tây An nhận thấy chúng nhất quán về hình dáng, kích thước và màu sắc. Theo đó, những miếng vàng này đều lồi ở mặt sau và lõm ở mặt trước, một mặt nhẵn, một mặt thô. Bên cạnh đó, chúng còn được khắc chữ, ký hiệu, hoa văn và được đóng dấu.

Ngoài những phát hiện này, các nhà khảo cổ còn đo được rằng tổng trọng lượng của những miếng vàng này là gần 54.000g, mỗi miếng nặng khoảng 247g, có đường kính khoảng 6,30 cm và độ dày khoảng 1,19 cm.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là độ tinh khiết của chúng cao tới 97%, thậm chí 99%. Điều này cũng giúp các chuyên gia phỏng đoán sơ bộ rằng những miếng vàng này có thể đến từ lăng mộ của một quý tộc Trung Quốc thời xưa.

Đào đất trong xưởng gạch, anh công nhân phát hiện 112 "vật thể tròn" có ánh vàng, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường- Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Sohu

Sau khi xem xét các thông tin liên quan cũng như nghiên cứu hoa văn và dòng chữ trên những miếng vàng, các chuyên gia cho rằng chúng có thể thuộc sở hữu của Vương Mãng -  một quyền thần nhà Hán, người về sau trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi nhà Tây Hán suy tàn hoàn toàn, Vương Mãng lập nên một triều đại mới và lên ngôi hoàng đế. Điều này giúp vị vua này được thừa kế kho vàng mà nhà Hán trước đó đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Vốn là người yêu thích vàng, sau này ông đã ra lệnh tịch thu vàng tư nhân và ban hành sắc lệnh yêu cầu những người dưới quyền các hoàng tử không được giữ vàng. Điều này cũng khiến tất cả vàng trên cả nước đều đổ dồn về tay vị vua này.

Khi các thế hệ sử gia sau này suy đoán về trữ lượng vàng của Vương Mãng, họ phỏng đoán rằng vị vua này sở hữu tới 700.000 kg vàng. Tuy nhiên sau khi ông qua đời, chiến tranh lại nổ ra khắp đất nước, số vàng trong cung bị phân tán và giấu ở khắp nơi.

Các chuyên gia suy đoán rằng có người đã đánh cắp những miếng vàng và chôn chúng dưới lòng đất tại vùng ngoại ô phía bắc Tây An, nơi họ đóng quân. Những miếng vàng được giấu năm xưa cũng bị đất cát và thời gian chôn vùi, mãi sau này mới được hậu thế phát hiện ra.

Cho dù các chuyên gia chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc của số vàng này, nhưng chúng với độ tinh khiết cực cao cũng chứng minh được tay nghề đỉnh cao của những thợ kim hoàn ngày xưa. Điều này cũng cho thấy những miếng vàng này có giá trị nghiên cứu rất lớn.

(Theo Sohu)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại