Vào năm 2017, tại một công trường ở quận Kim Thủy, Trinh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khi các công nhân xây dựng đang làm việc thì bất ngờ đào trúng một cây gỗ lớn nằm sâu trong lòng đất. Sau khi đưa được toàn bộ cây gỗ lên khỏi lòng đất, các công nhân xác định cây gỗ này có độ dài khoảng 20m, đường kính lớn hơn 1 người trưởng thành. Không những thế, gỗ có màu đen kịt, rắn chắc và tỏa ra 1 mùi thơm thoang thoảng.
Nhận thấy đây là khối gỗ lớn lớn có nhiều đặc điểm lạ thường, công nhân ở công trường lập tức báo cho cảnh sát địa phương và nhờ họ liên lạc với các chuyên gia đến để thẩm định.
Trước khi các chuyên gia đến, cảnh sát đã có mặt và tiến hành phong tỏa hiện trường. Sau khi quan sát khối gỗ này, một số người có mặt tại đó cho rằng nó có thể là cây gỗ âm trầm quý giá. Vào thời điểm đó, tại Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều trường hợp đào được loại gỗ quý có các đặc điểm tương tự. Do đó, họ càng chắc chắn hơn về dự đoán của mình.
Sau đó không lâu, các chuyên gia cũng có mặt tại hiện trường và tiến hành nghiên cứu, thẩm định khối gỗ lạ. Họ cho biết khối gỗ mà đội công nhân đào được quả thật là gỗ âm trầm hay còn được gọi với cái trên rất quý tộc là “Đông Phương Thần Mộc”. Nó cũng có tuổi thọ hơn 1000 năm nên rất quý hiếm, có giá trị kinh tế cực cao. Tuy nhiên, các công nhân công trường này sau đó đã quyết định bàn giao khối gỗ này cho nhà nước nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn loại gỗ quý giá này.
Cùng năm 2017, tại một xưởng sản xuất đồ nội thất ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta đã tìm thấy một khúc gỗ âm trầm dài 19m có niên đại hơn 600 năm, nằm vất vơ vất vưởng trong khuôn viên của một Nhà máy nội thất gỗ Mingshi ở huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc.
Ban đầu, không ai biết khúc gỗ này là Đông Phương Thần Mộc quý giá cho đến khi các chuyên gia của Hiệp hội Di tích Văn hóa Trung Quốc đến thăm xưởng gỗ và tình cờ phát hiện được. Theo phân tính của các chuyên gia, khúc gỗ đó là loại gỗ âm trầm từ thời nhà Minh, thời gian phát triển của cây gỗ này là hơn 200 năm và thời gian nằm sâu trong lòng sông rơi vào khoảng 400 năm.
Các chuyên gia ước tính khúc gỗ này có giá khoảng 20 triệu NDT (gần 66 tỷ đồng) vào thời điểm đó. Tuy nhiên, chủ sở hữu của khối gỗ này đã không màng vật chất mà sẵn lòng tặng “báu vật” này cho Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh để phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn.
Gỗ âm trầm là loại gỗ được hình thành từ những cây cổ thụ cách đây hàng nghìn năm thậm chí hàng vạn năm, bị chìm, vùi lấp xuống sông do các nguyên nhân tự nhiên. Theo thời gian, chúng tạo thành một kết cấu độc đáo và đẹp mắt. Vì có đặc điểm là hương thơm tự nhiên, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có xơ gỗ, chống ẩm cực kỳ tốt, không bao giờ lo bị mục nát nên gỗ âm trầm rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần.
Vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.
(Theo KKnews.cc)