Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đêm qua (19/9), Chủ tịch ECOWAS khẳng định đang nỗ lực để thiết lập lại trật tự dân chủ tại Niger nhằm góp phần giải quyết những thách thức chính trị và kinh tế mà quốc gia này đang phải đối mặt.
Quan chức Niger. Ảnh: AP.
Phản ứng về cuộc đảo chính tại Niger, ECOWAS nhiều lần tuyên bố sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết, bao gồm cả can thiệp quân sự, để khôi phục trật tự Hiến pháp tại nước này. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên khối này kịch liệt phản đối giải pháp can thiệp quân sự.
Trong đó, Algeria là một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất. Lập trường này tiếp tục được Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune nhắc lại trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đêm qua: “Chúng tôi mong muốn khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger bằng con đường hòa bình, thúc đẩy các giải pháp chính trị và ngoại giao, tôn trọng các đòi hỏi của chế độ pháp trị. Chúng tôi kêu gọi từ bỏ hoàn toàn ý định can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Niger, bởi những hệ lụy nguy hiểm của nó đối với an ninh và sự ổn định của không chỉ Niger, mà toàn khu vực”.
Dù vấp phải sự chỉ trích và lên án gay gắt từ nhiều nước láng giềng và cộng đồng quốc tế, cuộc đảo chính quân sự tại Niger lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của một bộ phận dân chúng nước này và nhất là hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso. Ngày 16/9 vừa qua, 3 nước đã ký thỏa thuận an ninh chung, trong đó cam kết sẽ hỗ trợ nhau trong trường hợp bị can thiệp quân sự từ bên ngoài.