Dành cho những người mắc chứng "thừa ngón": Liệu bàn tay nhiều hơn 5 ngón có hoạt động tốt hơn bình thường?

NGHIÊM |

Đáp án là có! Thậm chí nhờ ngón tay ấy, họ còn khéo léo hơn bình thường.

Một cơ thể lành lặn, phát triển khỏe mạnh là điều mà từ khi sinh ra các bậc cha mẹ mong ước cho con mình. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào chào đời cũng có được điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường ấy.

Polydactyly – Tình trạng thừa ngón xuất hiện trên 1/500 trẻ được sinh ra

Điều này phần nào phản ánh tình trạng của trẻ bị chứng dị tật thừa ngón (polydactyly) ngay từ khi sinh ra. Được biết, hầu hết các trường hợp sau đó phải phẫu thuật cắt cụt ngón thừa không lâu sau đó, khi chúng được cho là không có chức năng hoạt động và gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Nhưng trên thực tế, ngón tay/chân thừa có cấu tạo giải phẫu (xương, gân, cơ) độc lập, tương tự như các ngón còn lại ở đa số các trường hợp dị dạng. Câu hỏi được đặt ra rằng: Nếu được để lại, liệu chức năng của chúng có hoạt động được như bình thường?

Để tìm ra câu trả lời, một nhóm các nghiên cứu đã thực nghiệm trên một trường hợp cả mẹ con đều mắc chứng dị tật thừa ngón. Được biết, người mẹ (52 tuổi) và người con (17 tuổi ) có hai bàn tay bị thừa một ngón ở vị trí giữa ngón cái và ngón trỏ từ khi sinh ra.

"Tình trạng thừa ngón tay chân từ khi sinh ra được xem là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, và chẳng ai nghĩ rằng chúng (ngón thừa) lại thật sự có chức năng như 5 ngón còn lại." - Etienne Burdet, kỹ sư sinh học thuộc trường Imperial College London nhấn mạnh.

Một chuỗi các hoạt động kiểm tra độ khéo léo đã được thực hiện, bao gồm việc dùng gõ bàn phím, buộc dây giày và cuộn khăn giấy ăn. Ngoài ra, một nhóm 13 người có bàn tay bình thường đã cùng tham gia với hai mẹ con để có được phép so sánh cụ thể.

Sau khi thực nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy được người bị dị tật thừa ngón hóa ra còn khéo tay hơn người bình thường khi ngón thứ 6 hoạt động độc lập, hỗ trợ cho 5 ngón còn lại.

Còn khi chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), kết quả cho biết não bộ có hoạt động nhiều hơn để điều khiển ngón thứ 6, nhưng không khiến cơ quan này "quá tải" như nhận định trước đây.

"Não bộ của họ có thể đáp ứng được với việc điều khiển các ngón tay một cách linh hoạt, kể cả ngón thừa."

"Thật thú vị khi bộ não có hẳn một vùng vận động cho ngón tay ấy mà không gây ảnh hưởng đến các ngón khác."

Nghiên cứu còn khá nhiều hạn chế khi không phải tất cả các trường hợp thừa ngón đều ở vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái. Dẫu vậy, điều này vẫn mang đến một ý nghĩa lớn đối với y học, đặc biệt là với những trường hợp thừa ngón vốn dĩ đã rất hiếm này.

Dành cho những người mắc chứng thừa ngón: Liệu bàn tay nhiều hơn 5 ngón có hoạt động tốt hơn bình thường? - Ảnh 1.

Việc phẫu thuật có thể được cân nhắc nhiều hơn

"Nên cân nhắc để lượng giá việc ngón thừa có thể vận động bình thường trên các bệnh nhân này hay không, trước khi ra quyết định giữ lại hay phẫu thuật cắt bỏ."

Nghiên cứu được đăng trên Nature Communications.

Theo: ScieneAlert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại