Đằng sau việc Mỹ kêu gọi giải cứu nền kinh tế Ukraine?

Đức Dũng |

Các chuyên gia của Trung tâm phân tích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, nếu Mỹ gia tăng áp lực ngoại giao và cung cấp cho Ukraine thêm ưu đãi tài chính, thì Kiev có thể đẩy nhanh cải cách để thoát khỏi ảnh hưởng từ Nga.

Tờ RT của Nga mới đây đã trích dẫn một báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, Trung tâm phân tích Bộ Ngoại giao, theo đó các chuyên gia của Hội đồng cho rằng Washington nên gây áp lực với Ukraine và trợ giúp Kiev tiến hành cải cách kinh tế để "thoát khỏi ảnh hưởng của Moscow".

Báo cáo nhấn mạnh: "Tốc độ cải cách do Ukraine thực hiện có thể được đẩy nhanh nếu chúng ta gia tăng áp lực ngoại giao và cung cấp cho họ sự hỗ trợ kỹ thuật, cùng với các ưu đãi tài chính có mục tiêu. 

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, vốn chưa xác định được một chiến lược rõ ràng cho Ukraine, nên biến cải cách ngành năng lượng thành một chủ đề trung tâm trong quan hệ với nước này".

Các tác giả cáo buộc Moscow lợi dụng nhu cầu của Kiev với khí đốt Nga để duy trì sự phụ thuộc về kinh tế nhằm trục lợi cho mục đích riêng của mình.

Báo cáo lưu ý, Nga cho Ukraine nợ tiền khí đốt, để trong những thời điểm chiến lược có thể yêu cầu Kiev phải nhượng bộ chính trị, hoặc sử dụng nguồn năng lượng nhằm đáp ứng các mục tiêu của Moscow.

Theo các chuyên gia của trung tâm phân tích Hoa Kỳ, việc phát triển sản xuất khí đốt ở Ukraine sẽ giúp Kiev "đảm bảo an ninh năng lượng".

Đằng sau việc Mỹ kêu gọi giải cứu nền kinh tế Ukraine? - Ảnh 2.

Đằng sau việc Mỹ kêu gọi giải cứu nền kinh tế Ukraine?

Kể từ tháng 11/2015, Kiev đã không còn mua khí đốt từ Nga, mà sử dụng nguồn cung cấp ngược từ châu Âu. Trước đó, Cơ quan tài chính quốc gia Ukraine báo cáo rằng giá khí đốt ở châu Âu đã lập kỷ lục. Được biết vào tháng 11 vừa rồi, giá khí đốt trung bình là 330 USD/1000 mét khối. Hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine hiện tại sẽ hết hạn vào cuối năm 2019.

Từ năm 2011, Mỹ bắt đầu nổi lên trở thành nhà sản xuất khí đốt hàng đầu, và Tổng thống Donald Trump đã từng cam kết sẽ biến nước Mỹ thành nhà xuất khẩu năng lượng thực sự. Tuy nhiên, Nga - nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, cũng đã có những hành động cụ thể để giành lấy thắng lợi.

Một ví dụ tiêu biểu là dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream II). Dự án này cho phép Nga giảm bớt chi phí trung chuyển qua Ukraine, đồng thời củng cố hơn nữa vị thế quốc gia cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu.

Đây là dự án vấp phản sự phản đối dữ dội từ một số quốc gia Đông Âu cũ, trong đó có Ukraine do lo ngại thiệt hại nguồn thu đáng kể từ việc trung chuyển khí đốt, và Hoa Kỳ vốn đang có tham vọng xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại