Đằng sau những số liệu đáng mơ ước, cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn đè nặng nhiều người Trung Quốc

Linh Anh |

GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 2% trong năm nay, giúp quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng dương. Tuy nhiên, đó là sự phục hồi không đồng đều.

Cho đến nay, tăng trưởng ở Trung Quốc chủ yếu đến từ các ngành truyền thông như sản xuất hơn là tới từ việc chi tiêu của người tiêu dùng. Đó là mối lo ngại với đất nước 1,4 tỷ dân, nhất là khi Chính phủ Trung Quốc muốn tăng trưởng dựa vào nhu cầu trong nước.

Jianwei Xu, cố vấn kinh tế cấp cao về Trung Quốc đại lục tại Natixis, cho biết: "Có một chút lo ngại với Trung Quốc trong bối cảnh phục hồi kinh tế nhưng nhu cầu tăng trưởng chậm chạp, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng".

Xu cũng lưu ý rằng thu nhập hộ gia đình ở Trung Quốc chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái. "Chúng ta cần thời gian để nhìn thấy một sự phục hồi hoàn toàn trong tiêu dùng ở Trung Quốc", Xu nhận định.

Thu nhập khả dụng trung bình của các hộ gia đình tại thành phố ở Trung Quốc tăng 2,8% trong 3 quý đầu năm so với 1 năm trước. Năm 2019, mức tăng này là 7,9%. Một dấu hiệu khác về áp lực đối với người tiêu dùng đã xuất hiện trong dữ liệu về giá trong tháng 11 được công bố tuần trước. Ngoại trừ lương thực, lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc giảm kể từ năm 2009 đến nay. Đặc biệt, hàng tiêu dùng giảm 1% so với 1 năm trước.

Jianguang Shen, nhà kinh tế trưởng tại JD Digits của JD.com, cho biết, sự phục hồi trong sản xuất không phải là xấu nhưng nhu cầu vẫn còn khá yếu. Do đó, sự sụt giảm của CPI phản ánh cung nhiều hơn so với nhu cầu. Shen trước đây là chuyên gia kinh tế trưởng tại Mizuho Securities Asia.

Các nhà phân tích tại Bain và Kantar Worldpanel cũng phát hiện ra giá bán trung bình cho hàng gia dụng đã giảm trong năm nay do người tiêu dùng ít chi tiêu hơn. Khi đại dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc hồi đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm việc làm hoặc cắt giảm lương để có thể tồn tại.

Tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố lớn vẫn ở mức tương đối cao là 5,3% trong tháng 10 sau khi đạt kỷ lục 6,2% vào tháng 2. Phản ánh những áp lực này, doanh số bán lẻ đã giảm 5,9% trong năm tính đến tháng 10 mặc dù quay trở lại mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8 vừa qua.

Ngoài ra, thương mại điện tử phát triển trong thời đại dịch cũng góp phần làm giá bán trung bình nhiều sản phẩm thấp do được khuyến mãi. Khoảng 7% doanh số của hàng tiêu dùng được bán qua hình thức livestreaming, cao hơn nhiều so với mức 4% của năm ngoái.

Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Nomura, cho biết: "Tiêu thụ nói chung đã chậm lại ở Trung Quốc. Một lý do là sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các hộ gia đình không được mạnh mẽ như ở Mỹ hoặc châu Âu, nơi chính phủ nhiều nước chọn cách phát tiền cho từng người dân".

Ngoài ra, sự phục hồi của chứng khoán Trung Quốc cũng không mạnh mẽ như ở Mỹ nên số người Trung Quốc giàu lên cũng ít hơn. Cụ thể, S&P 500 đã tăng 13% trong năm nay trong khi Thượng Hải Composite chỉ tăng 9%. Điều đó cũng có thể tác động tới tiêu dùng ở Trung Quốc.

Ngoài ra, tăng trưởng trên thị trường bất động sản, nơi hầu hết người dân Trung Quốc đề muốn có nhà, đất, vẫn còn chậm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại