Câu chuyện đem chuông đi đánh xứ người
Trongkhi nhiều người đẹp còn bối rối khi giao tiếp với người nước ngoài hay đối diện vớicác cuộc thi lớn thì showbiz đã được hưởng tiếng thơm lây bởi những tài năng nói tiếng anh như gió, khiến cư dân mạng được dịp ngợi khen ngưỡng mộ.
Nhữngcái tên như Hà Anh, Tăng Thanh Hà, Thu Minh, Ngô Thanh Vân… từ lâu không còn xalạ với tất cả.
Nhắc đến Hà Anh, một chân dài tri thức của làng showbiz Việt, chúng ta nhớ tới tự truyện bằng tiếng Anh của cô.
Nhờ khả năng ngoại ngữ lưu loát và đẳng cấpnên siêu mẫu này thường xuyên được mời tham dự những chương trình sự kiện mang tầm quốc tế.
Còn ngọcnữ Tăng Thanh Hà lại khéo biết gây bất ngờ bằng bài diễn thuyết tiếng Anh trướcđông khán giả.
Siêu mẫu Hà Anh nổi tiếng với khả năng nói tiếng Anh lưu loát và thường xuyên được mời tham dự sự kiện mang tầm quốc tế
Tuy nhiên đó không phải là thực trạng chung của tất cả các hoa hậu khi thực hiện sứmệnh “đem chuông đi đánh xứ người”.
Mai Phương Thúy từng khiến nhiều người khâm phục khi thi đậu vào trường ĐH Ngoại thương Hà Nội ngành Quản trị kinh doanh vớisố điểm 24,5 và đã 3 lần đạt được học bổng toàn phần của Đại học RMIT.
Hoa hậu Việt Nam đã chứng tỏ khả năng ngoại ngữlinh hoạt, thông thạo của mình khi cô liên tục được mời tới các sựkiện phim quốc tế.
Đây cũng là lý do giúp cô hòa nhập nhanh hơn với môi trườngchuyên nghiệp của các sự kiện lớn.
Hoa hậu Mai Phương Thúy cũng là người đẹp có vốn tiếng Anh linh hoạt
Trong các cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc tế, đại diện Việt Nam luôn gây ấn tượng với bạn bè thế giới bởi phong thái tự tin, hành xử thân thiện,đáng mến.
Thậm chí là không ít lần lọt sâu vào những vòng trong của Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Trái đất v.v. nhưng, tiếng Anh lại trở thành một rào cản đồng thờicũng là một nhược điểm cố hữu khiến các hoa hậu của chúng ta khó lòng vươn lênngôi vị cao tại các cuộc thi nhan sắc thế giới.
Với vốn ngoại ngữ hạn chế, cácngười đẹp Việt gặp khó khăn trong cách giao tiếp từ đó việc thể hiện bản thâncũng bị giới hạn nên điểm chấm và thành tích cũng không cao.
Hoa hậu Lại Hương Thảo từng gây thất vọng vì phát âm tiếng Anh sai, phát biểu thiếu tự tin và rườm rà khi tham dự Miss World 2013
Đây giống như mộtkỷ niệm buồn trong lịch sử các thế hệ hoa hậu Việt. Phải nhắc đến sự kiện hoa hậu LạiHương Thảo tham dự Miss World 2013.
Video nói tiếng anh lộ vô số yếu kém nhưphát âm sai, thiếu tự tin, lối diễn đạt rườm rà đã khiến cô mất điểmtrước ban giám khảo và trở thành nỗi thất vọng chung của khán giả nước nhà.
Hoa hậu Thu Vũ đặt câu hỏi bằng tiếng Anh cho thí sinh mà không ai có thể hiểu được tại cuộc thi Nam Vương ở Philippines
Haymới đây nhất là sự kiện Hoa hậu Đông Nam Á - Thu Vũ đã có một phần thể hiện Anhngữ không ai hiểu nổi tại cuộc thi Nam Vương ở Philipines khiến MC phải yêu cầu đọc lại.
Phần đặt câu hỏi tiếp tụcđưa khán giả đến một sự khó hiểu.
Và cuối cùng một thành viên nam khác trong bangiám khảo phải xin phép được đọc lại câu hỏi bằng giọng Anh chuẩn xác hơn đểthí sinh và tất cả khán giả có thể hiểu được.
Lỗi tại ai?
Vốnngoại ngữ không nổi bật, thậm chí là kém cỏi xuất phát từ vấn đề cá nhân của các thí sinh. Điều này thể hiện qua việc thiếu đầu tư bài bản, trình độ họcvấn không cao dẫn đến một hệ lụy tất yếu.
Nhiều người đẹp còn tiếp xúc rất thụ động, không tìm tòi học hỏi cái mới.
Trong một bài phỏng vấn Mai Phương Thúy đãchia sẻ cách học Tiếng Anh của mình bằng việc luôn chủ động tìm kiếm kiến thức,xây dựng một kế hoạch thông minh.
Thành quả là điểm Anh ngữ của cô luôn cao và tiến bộrõ rệt.
Cô cho biết vào năm học lớp 10, vốn ngữ pháp của cô khá tốt nhưng hầunhư không nói được từ nào.
Sau đó, Thúy bắt đầu tập trung tự luyện tập tiếng Anhvà chỉ sau 3 năm, vào năm 2008 cô đã đủ khả năng để trả lời một bài phỏng vấn dàitrên đài CBS của Mỹ.
Những hoa hậu khác như Dương Trương Thiên Lý (Miss World2008), Hoàng My (Miss World 2012) đều nắm trong tay khả năng nói lưu loát ngoạingữ tốt nhờ được học tập song ngữ từ nhỏ hoặc được cải thiện, xây dựng trong nhữngnăm tháng đi du học.
Hoa hậu Dương Trương Thiên Lý nói tốt tiếng Anh vì được học song ngữ từ nhỏ
Nhan sắc Việt chưa đạt chuẩn về trí tuệ?
Chúngta cũng nên nhìn sang những cường quốc về sắc đẹp của thế giới như Venezuelahay Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản để nhìn thấy mức độ đầu tư cho các người đẹp khi bước ra thế giới.
Bên cạnh yếu tố nhan sắc trời phú họ sở hữu cần phải đề cập tới những lò đào tạohoa hậu cực kỳ chuyên nghiệp.
Thậm chí, nhắc đến Venezuela người xem đã nghĩngay tới một ứng cử viên sáng giá cho chức danh hoa hậu thế giới.
Những cô gái ởđây được đào tạo ngay từ nhỏ với sự tuyển chọn gắt gao và vô cùng khắt khetrong giáo dục.
Đây thực sự là một hành trình gian nan đổ rất nhiều mồ hôi, côngsức thậm chí cả máu và nước mắt.
Lò đào tạo Hoa hậu chuyên nghiệp ở đất nước Venezuela
Quá trình rèn luyện thể lực trong lò đào tạo người đẹp tại Thái Lan
Cònnhớ Sự kiện Hoa hậu Kỳ Duyên bị dư luận chỉ trích khi sử dụng ngoại ngữ kém cỏi.
Nhân dịp được mời tham dự hoạt động mừng Giáng sinh của khoa Pháp, Trường ĐHNgoại thương Kỳ Duyên đã thay mặt cho các sinh viên trong trường phát biểu trướcđông đảo người tham dự.
Toàn bộ bài phát biểu của cô đều được trình bày bằng tiếngPháp.
Khả năng phát âm tiếng Pháp của Kỳ Duyên bị cộng đồng người học tiếng Pháptại Việt Nam nhận xét là không đúng với thực lực của một học sinh chuyên Pháp 7năm.
Một MC có tiếng đang công tác ở đài VTV cùng một vài người học tiếng Phápkhác thậm chí còn công khai mỉa mai trình độ ngoại ngữ của Kỳ Duyên.
Hoa hậu Thùy Dung từng vướng phải sự cố chưa tốt nghiệp cấp 3
Còn ởViệt Nam, khâu tuyển chọn lại theo hình thức ăn xổi, nhiều cuộc thi còn khôngcó giấy phép tổ chức.
Việc lùm xùm xung quanh thi sinh còn chưa tốt nghiệp cấp3 vẫn tự tin vào chung kết vẫn còn là bài học nóng hổi.
Thực trạng quá nhiềuhoa hậu không khỏi làm người xem ngao ngán và mất dần niềm tin vào các người đẹp.
Quan trọng hơn cả là Việt Nam chưa có tầm nhìn cụ thể về phương pháp đào tạo,các thí sinh được đánh giá nỗ lực thay đổi thông qua các phần thi nhiều hơn làkhả năng hay các kỹ năng sống bên ngoài họ sở hữu.
Người đẹp Việt cần chuyên nghiệp hơn
Chươngtrình hoa khôi áo dài Việt Nam là một minh chứng cho những bước đi đầu tiêntrong công cuộc chuẩn hóa Hoa Hậu.
Tại đây, các cô gái được đào tạo bài bảnchuyên nghiệp từ cách giao tiếp cho tới cách thể hiện mình trước sân khấulớn.
Âu đây cũng là một tín hiệu khả quan và đáng kỳ vọng.
Nếu như trước đây ViệtNam có nhiều lò đào tạo chuyên nghiệp như cuộc thi này thì rất có thể chúng tađã bắt đầu một câu chuyện khác tươi sáng hơn.
Chưakể đến bối cảnh toàn cầu hóa bằng ngôn ngữ chung khiến Anh ngữ ngày càng trởnên quan trọng và phổ biến, lúc ấy một ngoại ngữ thôi có thể chưa đủ mà cần rấtnhiều cố gắng của những người đẹp.
Con đường khẳng định vị thế của sắc đẹp ViệtNam vẫn sẽ là một câu chuyện dài.