Đầu năm 2008, Ban biên tập Tia Sáng có phần bất ngờ khi nhận được bài viết "Một tuyên ngôn cà phê của Việt Nam", trong đó Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, Việt Nam ta có đầy đủ các điều kiện để trở thành trung tâm cà phê của thế giới, một điều kiện căn bản và chiến lược để xác lập "quyền lực mềm Việt Nam" trong thế giới toàn cầu hóa đang chứa đựng nhiều khủng hoảng, là thời điểm quyết định để hướng nhân loại cùng đi theo chiến lược phát triển bền vững.
Từ đó ông Vũ cho rằng Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu khu vực và thế giới; từng bước biến Tây Nguyên thành một địa bàn hấp dẫn toàn thế giới một thiên đường cà phê toàn cầu giống như Dubai, Silicon Valley, v.v và có thể còn vượt xa hơn nữa, một điển hình cho phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.
Sau vài ngày bài viết được đăng, Tòa soạn nhận được nhiều phản hồi, người khen đó là một ý tưởng phát triển kinh tế xã hội lớn và táo bạo, đồng thời không ít người lại cho là "hoang tưởng". Vì thế Ban biên tập Tia Sáng có đề nghị với Trung Nguyên phối hợp tổ chức một cuộc tọa đàm để anh Đặng Lê Nguyên Vũ trình bày cụ thể về Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu mà anh đã ấp ủ, thai nghén từ 5 năm nay.
Cuộc tọa đàm đã được tổ chức ngay sau đó (tháng 2.2008) tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, kinh tế, văn hóa hàng đầu cùng với các kiến trúc sư, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ: Việt Phương, Trương Đình Tuyển, Hữu Ngọc, Lê Đạt, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trực Luyện, Thái Kim Lan, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Đình Thiên, Đặng Nhật Minh, Lý Trực Dũng, Nguyễn Quân, Trọng Đài...
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam thảo luận về kế hoạch thực hiện dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu tại trang trại M’drak – Buôn Ma Thuột ngày 03/08/2008
Cuộc tọa đàm đã diễn ra hết sức sôi nổi, hào hứng, cùng những đánh giá: Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu do Trung Nguyên đề xướng là một dự án có tầm cỡ quốc gia, mang tính mục đích quốc gia. Nó chứa đựng một khát vọng, thậm chí có thể nói, một tham vọng rất lớn vượt ra ngoài mục tiêu của một dự án kinh doanh thông thường – tạo việc làm và thu lợi nhuận cao. Có thể dùng đến từ "hùng tâm, tráng chí" để nói về quyết tâm mà những người sang lập Dự án muốn đạt tới: tạo lập một Thương hiệu Việt, nhiều ý kiến cho rằng Tây Nguyên - cụ thể hơn là Đắk Lắk - là vùng đất đặc biệt, bản thân dân tộc ít người Tây Nguyên đã là di sản quý của văn hóa thế giới.
Đưa cà phê của Tây Nguyên thành thương hiệu quốc tế, thì trước hết hãy đưa người bản địa sống ngày càng sung túc hơn, chính là xây thiên đường cho những con người rất xứng đáng được hưởng này. Mức sống của họ được nâng cao qua việc tham gia trồng cây cà phê một cách có kỹ thuật cao nhất là điều cần làm, bởi không thể gìn giữ văn hóa truyền thống của họ bằng cách làm từ thiện. Hãy tạo cho họ làm giàu bằng chính cây cà phê trồng trọt trên đất đai, xứ sở của họ.
Cũng khá nhiều ý kiến nhắc nhở sự tỉnh táo cho dự án. Đừng có ham làm lớn ngay, phải đi từng bước, từ việc có thể là nhỏ, dễ làm và được nhân rộng ngay, rồi dần định thương hiệu. Trước hết là phải chiếm lĩnh thị trường trong nước, biến những người Việt Nam thành khách sành điệu cà phê, chọn uống cà phê ngon nhất của ta làm ra. Ở đời hữu xạ tự nhiên hương, càng làm tốt càng tạo sức hút của xã hội, của thị trường quốc tế. Việc Dự án có đề ra sẽ xây dựng quần thể văn hóa (bảo tàng cà phê, bãi đá lớn mà chất liệu là đá Tây Nguyên...) quy mô lớn ở tầm quốc tế rất cần đến quy hoạch kiến trúc tổng thể, chi tiết với sự nghiên cứu cặn kẽ văn hóa và sinh hoạt mỹ thuật hiện đại, mời được người xứng đáng tham gia, đó là những thẩm định viên giỏi nhất và vô tư nhất.
Sau cuộc tọa đàm thành công ngoài mong đợi đó, Trung Nguyên tiếp tục tổ chức một số cuộc tọa đàm, hội thảo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, qua đó dự án đã nhận được những ý kiến đóng góp sâu sắc từ nhiều nhà quản lý, khoa học, kinh tế, văn hóa ở trong và ngoài nước để hình thành Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu với những giải pháp có tính đột phá và khả thi cao.
Trong chương trình Hội thảo Hiện thực hóa thủ phủ cà phê toàn cầu tổ chức tháng 3/2009 tại trang trại rộng hơn 600 héc ta của Trung Nguyên ở huyện Ma Đ’răk với sự tham gia của lãnh đạo địa phương và hơn 30 chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia, Tiến sỹ Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng chia sẻ: "Nếu ai đó nói rằng Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân thì tôi cho rằng không hiểu gì về Vũ vì chiếc áo doanh nhân quá nhỏ bé và chật hẹp so với những ý tưởng, đề xuất đóng góp mang tính đột phá về tư duy, tầm mức của Vũ với đất nước trong hàng chục năm qua - từ những ngày Vũ còn khởi nghiệp với Trung Nguyên đã luôn trăn trở, thao thức làm sao để xây dựng một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế, có những thương hiệu lớn đại diện cho quốc gia cạnh tranh với thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản".
Dự án này cũng đã được tỉnh Đắk Lắk coi là dự án trọng điểm trong chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh; nhận được sự cam kết đồng hành của nhiều nhà quản lý khoa học, văn hóa có uy tín lớn và nhận được sự quan tâm, khích lệ của một số Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, như tại buổi khai trương Không gian sáng tạo Trung Nguyên – 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội – một công trình kiến trúc độc đáo, một không gian thưởng thức cà phê đặc biệt đồng thời là nơi gặp gỡ định kỳ của giới trí thức, trao đổi những ý tưởng mới, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – một trong những người đầu tiên ủng hộ dự án "Thiên đường cà phê toàn cầu" ủng hộ tinh thần dám nghĩ dám làm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã bày tỏ ước mong có nhiều người tâm huyết, có trình độ, thực sự ủng hộ, giúp cho Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu sớm trở thành hiện thực.
Bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó Chủ tịch nước trong chuyến đi thăm trang trại M’Drak tháng 3/2007
GS Hoàng Tụy và bà Nguyễn Thị Bình tại ngày khai trương Hội quán Sáng tạo.
Bà cho rằng, Dự án cà phê Buôn Mê Thuột mà anh Đặng Lê Nguyên Vũ đóng vai trò nòng cốt, không những đẩy mạnh việc trồng và chế biến cà phê để không chỉ nâng cao chất lượng và giá trị cà phê Việt Nam mà còn để đưa cà phê Việt Nam ra thế giới với mục đích kinh tế - văn hóa và đóng góp vào vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.
Được biết trong chuyến viếng thăm trang trại M’drắk tháng 3/2007, bà cho biết: "Bao nhiêu hoài bão của Đặng Lê Nguyên Vũ thể hiện trong một đề án xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu, trong một Hành trình khởi nghiệp cho thanh niên…kế hoạch cụ thể được vạch ra với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia. Có người cho đây là những suy nghĩ quá táo bạo, quá lãng mạn. Rất có thể! Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ. Nếu không có nhiều người gan dạ, dám chấp nhận sự hy sinh gian khổ trong chiến đấu trước kia thì làm sao chúng ta có được Việt Nam như ngày nay? Nếu chúng ta không có người táo bạo, dám đi về phía trước ngày hôm nay thì làm sao chúng ta dám mơ "sánh vai cùng các nước" trong tương lai?"
Còn tại buổi khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê của Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đánh giá rất cao những nỗ lực và khát vọng mãnh liệt của Trung Nguyên trong việc hiện thực hóa Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu tại Buôn Mê Thuột. Theo Phó Thủ tướng, cà phê là một nguồn năng lượng của nền kinh tế tri thức, kích thích sự hứng khởi trong sáng tạo của văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà kinh doanh… Riêng từ góc độ của người làm ngoại giao, cà phê còn là chất kết nối mọi người, mọi dân tộc với nhau, để cùng hướng tới một cuộc sống an bình, thịnh vượng hơn.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trong ngày khai trương Hội quán Sáng tạo.
Trước đó, tại buổi lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng III vào ngày 17.4.2007, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu: "Tôi đã từng tiếp xúc với Đặng Lê Nguyên Vũ và lãnh đạo công ty, tôi thấy họ có nhiều suy nghĩ rất táo bạo và sáng tạo. Tôi cũng cố gắng bắt gặp những tư duy đó để tạo cho mình những suy nghĩ thực tế hơn và rộng mở hơn trong công việc của mình. Tôi hy vọng Cà phê Trung Nguyên không chỉ dừng ở đây mà còn phát triển, bay cao, bay xa nữa".
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao Huân Chương Lao Động hạng III cho Trung Nguyên - Năm 2007
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Hội quán Sáng tạo.
Đó cũng là ý kiến của ông Effie Ben Matityau - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhà nước Israel tại Việt Nam nói: "Tôi tin Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ dẫn dắt và đưa cà phê vào kỷ nguyên mới."
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhà nước Israel tại Việt Nam, ngài Effie Ben Matityau gặp gỡ và trao đổi về Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Năm 2009
Mười năm qua, Trung Nguyên đã tiến hành rất nhiều công trình, dự án để từng bước đưa Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu thành hiện thực, như tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột ở quy mô quốc gia; xây dựng làng cà phê; kết hợp với một số doanh nghiệp của Israel ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và một số công nghệ cao khác vào trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê; hợp tác với một số hợp tác xã, nông trường thí điểm xây dựng mô hình phát triển mới theo hình mẫu nông trang Kibbutz của Israel…; và gần đây nhất bảo tàng Thế giới cà phê tọa lạc tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã chính thức mở cửa đón khách và trở thành một điểm du lịch mới của của Đắk Lắk.
Có thể nói, câu chuyện về những ngày đầu hình thành Dự án thủ phủ cà phê toàn cầu là một trong những minh chứng cho rất nhiều việc, dự án mà Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ tiến hành luôn hướng tới một mục tiêu, một khát vọng lớn "Góp phần vào sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước", như Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Người có tư tưởng, tầm nhìn sâu rộng như Đặng Lê Nguyên Vũ là rất hiếm có vì những ý tưởng của Nguyên Vũ vượt xa và vượt trên tư duy thông thường của nhiều người và lại mang tầm mức quá lớn với quốc gia dân tộc. Với góc nhìn của một nhà sử học, tôi có thể nói Đặng Lê Nguyên Vũ luôn là người tiên phong đưa ra những sáng kiến, đặt những nền móng tư duy đầu tiên cho những khái niệm về thương hiệu Việt, thương hiệu nông sản Việt… đưa ra những câu hỏi lớn như Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ… đến các khái niệm rất mới như khởi nghiệp kiến quốc, kinh bang tế thế, phong trào khởi nghiệp trong thanh niên… mà đến nay vẫn còn tính thời sự trong bối cảnh của cạnh tranh hội nhập".
Ý chí vĩ đại tạo nên dân tộc vĩ đại!
KHI CÙNG NHAU, KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ!
"Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ Thanh Niên Việt Nam; xây dựng Trí Huệ và sự Minh Triết toàn diện cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện, để từ đó chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất và sức mạnh thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.
"Tủ sách nền tảng đổi đời" gồm hơn 100 đầu sách quý được CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại để giúp học hỏi toàn diện và đúng đắn về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa Học, Triết Học, Huyền Học, Y Học, Võ Học, Kinh Tài Học, Chính Trị Học, Đạo Đức Học, Xã Hội Học, Mỹ Học, Âm Thanh Học và Ngôn Ngữ Học. Trong đó, 5 cuốn sách "Nghĩ Giàu Làm Giàu", ‘Khuyến Học", "Quốc Gia Khởi Nghiệp", "Đắc Nhân Tâm", "Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả Chỉ Là Thử Thách" là những cuốn sách mở đầu của "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời".
Từ năm 2018 - 2023, "Hành trình Từ Trái Tim" mong muốn trang bị đến hơn 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ gia đình là một thư viện ánh sáng tri thức toàn diện; từng "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời" đến 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chánh gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện; trang bị toàn bộ hệ thống thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,… và 30 triệu thanh niên trên mọi miền Tổ Quốc.
Số lượng sách dự kiến đạt tới trên 200 triệu cuốn, với nguồn lực chi phí cần có là gần 5 tỉ đô la. Trung Nguyên Legend hy vọng và tin rằng, Hành trình sẽ nhận được sự hưởng ứng, hội tụ, đoàn kết, lan tỏa và được tổ chức sâu rộng hơn, rộng khắp hơn trên mọi miền đất nước; cùng sự đồng hành ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhân vật ảnh hưởng, giới tinh hoa, truyền thông…vì một Chí Hướng Lớn, vì một Khát Vọng Vĩ đại, Khởi Nghiệp Kiến Quốc không chỉ cho 30 triệu thanh niên Việt mà cho mọi gia đình, mọi công dân Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế về nhân lực, vật lực… nhưng Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ thực hiện bằng Tâm Thiện Lành và trách nhiệm cao nhất.
Đến nay, "Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…cùng nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông: Một Thế Giới, Thanh Niên, Soha, Tiền Phong…Hành trình đang tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên quân đội…tại hệ thống các trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng, phổ thông trung học; hệ thống các nhà thư viện, nhà văn hóa… trên khắp cả nước và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc.
Thông tin chi tiết về ‘Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" liên tục được cập nhật tại www.hanhtrinhlapchividai.com hoặc https://www.facebook.com/lapchividai
Triệu con tim chung một tấm lòng, vì khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
* Bài viết đăng lại từ Tạp chí Tia sáng, tiêu đề do chúng tôi đặt lại.