Đội tuyển Nhật Bản hạ cánh xuống Doha, Qatar khoảng 6h00 sáng (giờ Việt Nam). Toàn đội diện đồng phục suit xanh thẫm lịch lãm (Ảnh: JFA)
Ngôi sao số 1 Takumi Minamino đã không thể ra sân ở trận đầu tiên gặp ĐT Oman do căng cơ, khả năng ra sân lần này của anh vẫn chưa được xác định (Ảnh: JFA)
"Messi Nhật Bản" Takefusa Kubo thi đấu ấn tượng ở Olympic Tokyo 2020. Anh vào sân từ ghế dự bị trong trận thua 0-1 ngày 2/9 (Ảnh: JFA)
Tương tự là Ritsu Doan, tiền vệ thuộc biên chế PSV này đã từng ghi bàn vào lưới ĐT Việt Nam. Có thể thấy vali của cả đội cũng là đồng bộ (Ảnh: JFA)
Đội trưởng Maya Yoshida nổi bật với chiều cao 1m89 (Ảnh: JFA)
Theo thông tin từ trang tin thời trang Nhật Bản Fashion Press, bộ đồng phục của tuyển Nhật Bản do hãng thời trang cao cấp Dunhill của Anh tài trợ (Ảnh: JFA)
Bộ áo khoác và quần Âu có giá 350.000 yên (khoảng 72 triệu VNĐ) (Ảnh: JFA)
Áo sơ mi giá 48.000 yên (gần 10 triệu VNĐ) (Ảnh: JFA)
Cà vạt giá 20.000 yên (khoảng 4 triệu VNĐ) (Ảnh: JFA)
Thắt lưng có giá 35.000 yên (khoảng 7 triệu VNĐ) (Ảnh: JFA)
Kẹp cà vạt giá 30.000 yên (khoảng 6 triệu VNĐ) (Ảnh: JFA)
Rẻ nhất là khăn cài túi giá 12.000 yên (hơn 2 triệu đồng). Tổng giá trị 1 bộ là 495.000 yên (tương đương khoảng 102 triệu VNĐ, chưa kèm thuế) (Ảnh: JFA)
Ở trận đấu trước gặp đội tuyển Oman, đội tuyển Nhật Bản đã thi đấu bế tắc trên sân nhà. Đến phút 88, họ còn để thủng lưới và thua sốc 0-1 (Ảnh: Getty Images)
Trận đấu ngày 7/9 tới gặp tuyển Trung Quốc, các Samurai xanh vẫn được đánh giá cao hơn. Dù vậy, Doha là hiểm địa đối với đội bóng này, đặc biệt là với HLV Hajime Moriyasu. Tuyển Nhật Bản từng để mất vé đến World Cup 1994 tại đây (sự kiện "Bi kịch Doha), khi đó ông Moriyasu xuất phát chính (Ảnh: Getty Images)