Dân số Nhật Bản sụt giảm trầm trọng, gấu tận dụng cơ hội táo tợn hoành hành khắp nơi

Song Hy |

Dân số Nhật Bản sụt giảm vô hình trung tạo điều kiện để nhiều động vật hoang dã mở rộng địa bàn sinh sống và đi lại.

Với những người leo núi ở Nhật Bản, họ luôn mang theo bên mình một chiếc chuông đuổi gấu nhỏ để những con vật này khi nghe thấy tiếng chuông sẽ tránh xa.

Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ những người ưa vận động, ngày càng nhiều người Nhật sắm cho mình vật dụng này vì lũ gấu đang hiện diện ngày một nhiều hơn, trên các con đường, thậm chí trong cả các cửa hàng.

"Các loài gấu, lợn rừng và khỉ đang đang tăng nhanh về số lượng. Chúng thường xuyên lượn lờ xung quanh các ngôi làng và thị trấn", ông Hiroto Enari tới từ Đại học Yamagata cho hay.

Dân số Nhật Bản sụt giảm trầm trọng, gấu tận dụng cơ hội táo tợn hoành hành khắp nơi - Ảnh 1.

Gấu ở Nhật Bản ngày càng bạo dạn hơn. (Ảnh: Getty)

Nhât Bản là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, bao gồm cả gấu đen và gấu nâu. Kể từ năm 2000, số lượng các trường hợp người giáp mặt gấu gia tăng đáng kể. Riêng trong năm 2018, hơn 13.000 trường hợp báo cáo họ bất ngờ chạm mặt gấu trên đường.

Theo Economist, nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này xuất phát từ thực trạng thu hẹp dân số ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các vùng nông thôn do quá trình đô thị hóa. Số lượng người giảm dần khiến lũ gấu vốn ngại người bạo dạn hơn trong việc di chuyển tới các ngôi làng vào ban ngày.

Thực tế chứng minh những nơi với dân số sụt giảm nhanh nhất ở Nhật Bản đều được ghi nhận là các địa điểm đứng đầu danh sách nhìn thấy gấu nhiều nhất.

Đất nước với nhiều cánh rừng bạt ngàn cung cấp môi trường sống rộng lớn cho các động vật hoang dã. Khi người dân hạn chế canh tác trên các khu đồi núi hay đi rừng, lũ gấu có thêm nhiều không gian sống. Vài năm trở lại đây, lũ gấu trở nên táo bạo hơn, chúng di chuyển ở nhiều nơi như chỗ không người, thậm chí lẻn vào vườn nhà dân ăn cắp hồng.

Nhiều người chào đón sự hồi sinh này, nhưng một số coi đó là cơn ác mộng. Nhiều trường hợp bị thương thậm chí là thiệt mạng vì gấu được ghi nhận trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các biện pháp đơn giản để xua đuổi gấu như dựng hàng rào, lắp chuông ở một nhiều nơi, nhiều thợ săn bắn và giết gấu.

Năm 2013, chính phủ Nhật Bản quyết định giảm một nửa số lượng hươu, lợn rừng và khỉ đang sinh sống.

"Nhật Bản đang phải vật lộn với sự cân bằng thay đổi quyền lực giữa động vật và con người", ông Enari cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại