Đàn ông ai chẳng đeo đồng hồ, nhưng chẳng ai biết bí mật "chết người" này của nó

S.T |

Vì sao đồng hồ đặt cạnh nam châm thì không chính xác nữa? Hãy lật mở vấn đề dưới góc nhìn khoa học!

Nếu đem kim loại như thép đặt gần nam châm mạnh thì sẽ bị từ hóa. Tính chất nam châm từ hóa chất thép và làm cho nó trở thành nam châm. Đương nhiên, có loại dễ bị từ hóa như: đồng, nhôm,... và có loại khó bị từ hóa như: sắt, niken...

Đàn ông ai chẳng đeo đồng hồ, nhưng chẳng ai biết bí mật chết người này của nó - Ảnh 1.

Đồng hồ - "Trang sức" không thể thiếu của các quý ông. Ảnh minh họa.

Đồng hồ do nhiều thứ kim loại chế thành, có thép không gỉ là hợp kim sắt, có hợp kim đồng và các loại khác nữa. Trong số đó có kim loại dễ bị ảnh hưởng của nam châm.

Nếu lò xo xoắn ốc (dây tóc) đẩy bánh xe lắc bị từ hóa, thì đồng hồ chạy không chính xác nữa. Thế là việc tính đếm thời gian cũng bị sai lệch đi.

Gần đây, đồng hồ thạch anh xuất hiện nhiều lên. Nguyên lý hoạt động của loại đồng hồ này là do một điện áp có tính chu kỳ tác động lên miếng tinh thể thạch anh rất nhỏ để nó sinh ra dao động có qui luật.

Thông qua mạch điện tích phân (IC) làm cho dao động đó trở thành dao động tần số thấp (như con lắc đồng hồ cơ) loại đồng hồ này đạt được mục đích đo thời gian chuẩn xác.

Nếu đặt những sản phẩm đó vào gần nam châm mạnh thì sẽ không nhạy nữa, việc tính thời gian cũng không chuẩn.

Đồng hồ mà "chạy" không còn chính xác nữa thì chẳng "chết người" phải không nào!!!

Ảnh: Internet

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao? – Bí ẩn quanh ta", trang 44-45, NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại