Đài Loan (Trung Quốc) gia cố hầm chứa máy bay chiến đấu, chuyên gia nói vô ích

Bình Giang |

Kế hoạch của Đài Loan (Trung Quốc) về việc xây các hầm chứa máy bay chiến đấu kiên cố hơn có thể chỉ là nỗ lực vô ích, vì Bắc Kinh sở hữu tên lửa dẫn đường tầm ngắn có thể thổi tung bất kỳ căn cứ máy bay kiên cố nào, các chuyên gia nhận định.

Đài Loan (Trung Quốc) gia cố hầm chứa máy bay chiến đấu, chuyên gia nói vô ích - Ảnh 1.

Đài Loan (Trung Quốc) muốn gia cố các hầm chứa máy bay

“Các tên lửa đạn đạo và hệ thống tên lửa phóng loạt của Trung Quốc đại lục giờ sử dụng định vị vệ tinh Bắc Đẩu và hệ thống dẫn đường hình ảnh hồng ngoại, nên có thể tấn công bất kỳ hầm chứa máy bay kiên cố nào một cách chính xác”, Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Asian Defense ở Canada, nhận định.

Chang dẫn ra video của quân đội Trung Quốc nhằm quảng bá M20, còn gọi là tên lửa chiến thuật tầm ngắn đất đối đất DF-12, để giải thích nhận định này.

Ông cho rằng tên lửa Đông Phong (Dongfeng) 4 tấn cũng có thể mang theo “đầu đạn nhiệt áp”, loại sử dụng ô xy từ không khí xung quanh để tạo ra vụ nổ nhiệt độ cao nhằm phá hủy mục tiêu.

“Khi xác suất của tên lửa chưa đến 1m, mọi nỗ lực gia cố hầm chứa máy bay chiến đấu ở Đài Loan (Trung Quốc) đều không có nghĩa gì đối với quân đội Trung Quốc đại lục”, ông Chang nói về tính chính xác của các vũ khí mà Trung Quốc đại lục đang sở hữu.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan (Trung Quốc) đang xin ngân sách để triển khai kế hoạch 7 năm nhằm xây 36 hầm chứa tại căn cứ không quân lớn nhất của hòn đảo tự trị ở thành phố Đài Trung.

Ông Huang Chih-wei, người đứng đầu lực lượng không quân của hòn đảo này khẳng định, các hầm chứa sẽ được thiết kế để chống chịu tên lửa đạn đạo Đông Phong của đại lục.

Ông Huang khẳng định, các hầm chứa này sẽ chịu được đầu đạn 1.500 pound (0,7 tấn) thuốc nổ. Giai đoạn xây dựng dự kiến sẽ được triển khai từ cuối tháng này.

Các hầm chứa máy bay hiện tại của Đài Loan (Trung Quốc) không thể chịu được sức công phá của tên lửa Đông Phong thế hiện mới, báo cáo của cơ quan phòng vệ đánh giá.

Chương trình dự kiến hoàn thành vào năm 2026, sẽ bảo vệ tốt hơn đội máy bay chiến đấu và năng lực chiến tranh của hòn đảo nếu đại lục tấn công, ông Huang khẳng định.

Lu Li-shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân ở TP. Cao Hùng, cho biết, các chuyên gia đánh giá khả năng chống bom của hầm chứa dựa trên năng lực của tên lửa DF-16, loại có thể mang đầu đạn 1 tấn và vượt qua quãng đường 800 – 1.000km.

Tên lửa tầm ngắn DF-16 là một trong những vũ khí chính mà quân đội Trung Quốc bắn vào vùng biển xung quanh đảo Đài Loan của nước này trong các đợt tập trận quy mô chưa từng có để đáp trả chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng 8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại