Trước đây, có vô số những câu chuyện được lấy làm ví dụ về khả năng "tiên đoán", cảnh báo của máu thánh như sự xâm lược của Phát xít vào Ý, đại dịch lớn hoặc các động đất có sức tàn phá khủng khiếp.
Từ năm 1389, phép màu của San Gennaro tại Naples đã được ghi nhận. Nó là sự chuyển sang dạng lỏng của bình máu đông của Thánh Januarius, tu sĩ tử vì đạo năm 305 TCN (trước công nguyên).
Truyền thuyết kể rằng khi Gennaro bị chặt đầu, một người phụ nữ tên Eusabia đã thấm máu vào bọt biển rồi lưu giữ nó trong một bình thủy tinh.
Sự kiện máu thánh thường diễn ra ba lần một năm: ngày 19 tháng 9, chủ nhật đầu tiên tháng 5, và ngày 16 tháng 12.
Trong buổi lễ với hàng ngàn người tập trung, giáo sĩ của Naples sẽ lắc bình đựng máu đông, máu sẽ tan chảy thành chất lỏng. Tuy nhiên, thứ bảy vừa qua, máu thanh vẫn đông cứng. Đây là điềm báo xấu cho người dân.
Theo cha sứ Vincenzo De Gregorio, tại nhà nguyện Báu vật của San Gennaro, "chúng ta không nên nghĩ về thảm họa, là người có niềm tiên và chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện".
Những lần máu không hóa lỏng đều mang thảm họa cho loài người, ví dụ như năm 1939 thì nổ ra Thế chiến 2; năm 1943 khi Phát xít chiếm Ý; năm 1973 bệnh dịch xảy ra tại Naples. Năm 1980, động đất tàn phá Irpinia, cách Naples 45km với hơn 2400 người chết.
Tòa thánh Vatican không đưa ra nhận định về sự kiện "máu thánh" San Gennaro, trong khi các nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ về khả năng cảnh báo tương lai của bình máu Thánh này.
Năm 1991, một nghiên cứu của các nhà khoa học Ý cho rằng máu khô trong bình kín chứa một đặc tính khiến nó chuyển sang dạng lỏng khi bị lắc và đông lại khi để yên. Đặc tính này cũng được quan sát thấy trên một số loại hợp chất khác.
Nếu như vậy, trong bình máu thánh phải có khoáng chất sắt clorua, hợp chất thường tìm thấy trong miệng núi lửa, đá vôi, thạch cao hoặc vỏ sò biển. Cho dù giải thích như thế nào đi chăng nữa, điềm báo máu thánh dù có đúng hay không cũng đem lại một cảm giác không mấy dễ chịu.