Theo các nghiên cứu, các đại dương đang phân tầng nhanh hơn so với nhiều nghiên cứu trước đây. Nguyên nhân phần lớn là do nhiệt độ tăng và quá trình đóng băng tầng lớp của các đại dương dẫn đến việc lưu trữ carbon và có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên khắp thế giới.
Hiện tại, rõ ràng là hành tinh đang giữ nhiệt nhiều hơn, nhờ vào một lớp phát thải khí nhà kính do con người gây ra. Nhưng tác động phân tầng đại dương không phải là một trong những hậu quả dễ dàng nhận thấy.
Để nắm được cách biến đổi khí hậu chia cắt đại dương thành các lớp như thế nào, các nhà khoa học đã sử dụng kết hợp mô hình và dữ liệu thu thập được từ mạng lưới phao tự hành di chuyển trên đại dương. Các phao này trang bị các cảm biến ghi lại nhiệt độ, độ mặn, mật độ và các biến số khác của đại dương.
Bộ dữ liệu cho phép nhóm nghiên cứu phân tích được toàn bộ giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2018. Họ phát hiện ra rằng, nước ở một vài nơi dưới đáy đại dương đã trở nên ít đặc hơn. Điều này có thể dự đoán được vì nước ấm hơn sẽ ít đặc hơn nước lạnh. Nhưng những thay đổi không đồng nhất.
Nhiệt ở bề mặt đại dương mất nhiều thời gian hơn để truyền xuống tầng nưới ở dưới sâu, có nghĩa là các lớp trên của đại dương đang trở nên nóng hơn các lớp dưới. Sự phân tách theo nhiệt độ đó dẫn đến sự phân tầng lớn hơn. Theo nghiên cứu, sự thay đổi nhiệt độ khiến sự phân tầng đại dương trở nên cực đoan hơn ở hơn 90% khu vực họ quan sát được.
Độ mặn cũng đóng một vai trò nhất đinh, vì nước ngọt ít đặc hơn nước mặn. Đây là vấn đề chính ở những nơi gần các tảng băng tan như Bắc Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Greenland.
Mặc dù dữ liệu ở Bắc Cực thưa thớt hơn nhưng những thay đổi về độ mặn và nhiệt độ được quan sát thấy ở đó đang dẫn đến một số tỷ lệ phân tầng khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Nhưng ở một số nơi, đại dương ngày càng mặn hơn do lượng bốc hơi tăng lên. Các phát hiện cho thấy ở Đại Tây Dương, sự phân tầng do nhiệt độ cao hơn gần 1,6 lần so với mức cực đoan do độ mặn ngày càng tăng, nhất là ở vùng nhiệt đới Đại Tây Dương.
Các phát hiện cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể, khoảng 5,3% về phân tầng đại dương trên toàn cầu trong khoảng thời gian nghiên cứu. Thời gian trong nghiên cứu mới dài hơn báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu liên quan đến đại dương được công bố vào tháng 9 năm ngoái.
Báo cáo của IPCC năm ngoái cho thấy sự phân tầng là một trong những yếu tố dẫn đến năng suất thấp hơn của các hệ sinh thái đại dương quan trọng nhất trên thế giới đối với con người, chẳng hạn như California’s Humboldt Current.
Đó là do lớp nước ấm trên đỉnh đại dương đóng vai trò như một nắp đậy, ngăn nguồn nước giàu dinh dưỡng ở dưới đáy sâu trồi lên bề mặt.
Nếu không có nó, các sinh vật ở tầng đáy trong chuỗi thức ăn giảm đi và tác động lan tỏa khắp hệ sinh thái. Các vùng chết ở đại dương cũng gắn liền với các bề mặt đại dương đang dần nóng hơn và gián tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học biển.
Các đại dương bị phân tầng cũng hấp thụ ít CO2 hơn và điều này không hẳn tốt vì con người vẫn đang không ngừng thải CO2 vào bầu khí quyển. Điều đó có thể tạo ra một vòng lặp khi ô nhiễm carbon của con người vẫn còn rất nhiều trong khí quyển, dẫn đến các đại dương nóng hơn và hấp thụ ít carbon hơn.
Vì vậy, về cơ bản có thể tưởng tượng đại dương đang như một chiếc bánh nướng và con người phải tìm cách nào đó để tắt lò càng sớm càng tốt.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change mới đây.
Tham khảo Gizmodo