Theo CNN, các căng thẳng giữa các đồng minh châu Âu và Mỹ đang diễn ra trong suốt đại dịch Covid-19.
Dịch bệnh toàn cầu đã khiến cho cả thể giới hoang mang vì tốc độ lây nhiễm chóng mặt của virus, tuy nhiên, theo CNN điều quan trọng là một sự thay đổi khác toàn cầu liên quan đến cán cân quyền lực không chỉ riêng Mỹ.
Hãng CNN cho rằng, quan điểm này càng rõ ràng hơn thông qua cuộc bỏ phiếu tại phiên họp thường niên của Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ, trong đó đa số đều ủng hộ định hướng của châu Âu tiến hành điều tra độc lập về đại dịch. Quyền lực của Mỹ đã giảm đi rõ rệt, bác bỏ cách tiếp cận cứng rắn – một động thái được cho là báo động đối với Washington.
5 tháng trong năm 2020 và sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới khi dịch bệnh bùng phát, đại dịch đã ảnh hưởng nhiều đến yếu tố địa chính trị và làm cho các vấn đề thế giới trở nên phức tạp hơn.
Đứng đầu trong số các vấn đề này vẫn là "cuộc chiến dài lâu" của ba bên, bao gồm Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Mặc dù Tổng thống Trump đã sớm ca ngợi Trung Quốc trong việc xử lý tốt dịch bệnh nhưng liên tiếp các cáo buộc sau đó khiến cho căng thẳng hai nước vẫn tồn tại. Bắc Kinh vẫn tiếp tục bác bỏ các cáo buộc từ phía Washington liên quan đến đại dịch.
Tổng thống Donald Trump cũng cắt giảm 500 triệu đôla quỹ hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong dịch bệnh. Thậm chí Mỹ còn liên tiếng rút quỹ khỏi tổ chức này nếu không cam kết cải thiện diễn biến dịch bệnh trong 30 ngày tới.
Mặc dù các lo lắng về việc xử lý dịch bệnh của Trung Quốc nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu ủng hộ Tổ chức Y tế thế giới trong nghị quyết kêu gọi tiến trình đánh giá toàn diện và độc lập bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế hiện có và rút ra các bài học kinh nghiệm từ phản ứng toàn cầu không chế dịch bệnh Covid-19.
Giới quan sát cho rằng, quyết định của châu Âu không hề liên quan đến quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc hay của Tổ chức Y tế thế giới. Bầu cử Mỹ sắp tới, cho dù ai là người chiến thắng cuộc chạy đua thì Tổng thống Trump và các quan chức của ông cũng đang khiến thế giới nhìn nhận có sự giảm sút về ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ trong cách xử lý dịch bệnh. Châu Âu đang là nước thực hiện chống dịch tốt thể hiện tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo đất nước. Cuộc bỏ phiếu của Tổ chức y tế thế giới phần nào chỉ ra rằng cho dù là siêu cường cũng không thể thoát khỏi dịch bệnh.
Đối với hầu hết các quốc gia liên quan, phản ứng của Tổng thống Donald Trump đối với dịch bệnh thể hiện mối quan tâm mạnh mẽ mà chính quyền của ông đối với người dân Mỹ. Ba năm nỗ lực làm và sửa đổi trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang bị đẩy vào "khe nứt" ảnh hưởng đến mối quan hệ từ trước đến nay và khả năng sẽ mang lại lợi thế cho Trung Quốc.
Trong bài phát biểu tại Geneva, Thủ tướng Chancellor Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với Tổng thống Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga đã lên tiếng về hành động của Tổng thống Trump nhằm cắt trợ giúp đối với Tổ chức Y tế thế giới.
Thủ tướng Merkel bày tỏ ủng hộ ý kiến đoàn kết chống dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới. Tổng thống Macron cũng đưa ra các ý kiến trong nỗ lực tìm kiếm vaccine trong tương lai nhằm ngăn ngừa dịch bệnh tái phát.
Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu vaccine cùng với việc hỗ trợ cung cấp thiết bị bảo hộ cho nhiều quốc gia. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn không hạn chế tiếp cận hỗ trợ điều tra độc lập nhưng ông vẫn tin tưởng rằng chiến lược Trung Quốc của Mỹ đang muốn từ chối việc tiếp cận sản phẩm công nghệ cao đến thị trường thế giới và điều này là một thách thức. Xung đột lợi ích tiềm năng là rõ ràng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu tin tưởng rằng việc hợp tác với các nước, trong đó có Trung Quốc sẽ tốt hơn trong thời điểm hiện tại. Quá trình điều tra độc lập sẽ làm rõ các khúc mắc về dịch bệnh.
Tổng thống Macron và Thủ tướng Angela Merkel đã đề xuất kế hoạch giải quyết khủng hoảng đại dịch thông qua hỗ trợ 548 tỷ đôla Mỹ đối với các ngành kinh tế gặp khó khăn nhất và sẽ tăng cường năng lực châu Âu sản xuất các thiết bị y tế.
Kế hoạch hồi phục của châu Âu kêu gọi giảm đi sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị y tế nước ngoài, nhằm đạt được chủ quyền y tế chiến lược và thúc đẩy đẩy mạnh sàng lọc đầu tư nước ngoài.
Trong khi các quỹ cứu trợ do Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel đề xuất đã được kích hoạt nhằm đối phó với khủng hoảng Covid-19 và nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách thì điều này vẫn có liên quan đến vấn đề địa chính trị tương đối cao", nhà nghiên cứu cấp cao - Frans-Paul van der Putten cho biết.
"Các biện pháp như vậy nhằm hồi phục kinh tế và thể hiện tinh thần đoàn kết nhưng cũng là sự hợp tác giữa Pháp và Đức – yếu tố được xem là cần thiết cho châu Âu để giải quyết các rủi ro chiến lược và thúc đẩy vị trí mạnh mẽ giải quyết các vấn đề toàn cầu", ông Frans-Paul van der Putten nhấn mạnh.