Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc

ĐỨC KHƯƠNG |

Năm 1932, Úc đã phải "tham chiến" chống lại một kẻ thù chưa từng có tiền lệ: Emu - Đà điểu Emu hay còn gọi là đà điểu Châu Úc.

Con người sở hữu một loại siêu năng lực vô cùng đặc biệt, đó là rất giỏi trong việc giết các loài khác, điều này đặc biệt đúng ở Châu Úc, nơi con người đã vô tình đẩy hàng trăm loài động vật bản địa tuyệt chủng hoặc xuất hiện trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên cũng tại châu lục này, con người cũng đã gặp phải thấy bại hy hữu trong "công cuộc" tàn sát một loài động vật bản địa - cụ thể là "Đại chiến Emu năm 1932" - con người đã hoàn toàn thất bại và không thể chiến thắng được loài đà điểu đặc biệt này.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 1.

Rắc rối bắt đầu xảy ra đối với Úc ngay sau Thế chiến thứ nhất. Úc đã hy sinh rất nhiều nguồn lực trong cuộc chiến đó - hàng chục nghìn thanh niên của họ thiệt mạng trong Chiến dịch Gallipoli cam go.

Trong khi đó, những người sống sót sau chiến tranh thì quay trở lại quê nhà nhưng lại gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống dân sự. Đồng thời, trong thời gian này, phần bên trong rộng lớn của lục địa vẫn còn rất kém phát triển. Do đó, để có thể phát triển, chính phủ Úc đã ban hành các khoản tài trợ đất đai theo một loại Đạo luật về nhà cửa cho mỗi cựu chiến binh - họ sẽ được sở hữu nhiều đất đai để làm trang trại ở các vùng hẻo lánh và thưa dân cư của Úc. Điều này được những người cựu chiến binh đón nhận một cách vô cùng thoải mái.

Cũng giống như ở Hoa Kỳ, nơi gần như đang làm điều tương tự ở Kansas và Oklahoma vào thời điểm đó, điều này gần như ngay lập tức dẫn đến việc trồng trọt quá nhiều, nhưng nhìn chung đều là các phương thức canh tác đất không bền vững.

Nội địa của Úc có khí hậu rất khô và khó dự đoán, nơi thường xảy ra hạn hán. Khi bên trong lục địa trở nên khô đặc biệt, các loài động vật bản địa có xu hướng di cư ra rìa để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

Tuy nhiên, khi những cựu chiến binh tiếp nhận đất và bắt đầu canh tác thì thức ăn và nước uống lại là hai thứ mà các trang trại có rất nhiều, do đó làn sóng di cư đầu tiên của loài đà điểu Emu bắt đầu vào cuối những năm 1920. Cho đến năm 1932, chúng luôn đi thành từng nhóm nhỏ và nói chung chúng luôn để mắt và nhòm ngó những cánh đồng trong các trang trại.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 3.

Ban đầu chúng khá nhút nhát với con người, vì chúng là loài động vật ăn cỏ và tương đối hiền lành, khi chỉ có một mình, những con đà điều Emu có xu hướng đứng ở khoảng cách xa với các mối đe dọa tiềm tàng.

Và điều đáng lo ngại nhất đối với các chủ trang trại đó là chúng có thể ăn một lượng lớn thực vật trong một ngày, ngay cả một khi chỉ có 1 mình, chúng cũng có thể ăn sạch cả một vườn rau trong vài giờ, và một đàn đủ lớn có thể quét sạch cả một cánh đồng lúa mì như một lưỡi hái khổng lồ.

Emu thực chất giống như một loài khủng long có mỏ và lông vũ. Ngoài chiếc mỏ ra thì ngoại hình của chúng khá tương đồng với những loài khủng long chân thú thời tiền sử như Gallimimus và Svimimus.

Chúng thậm chí còn không hề có cánh - điều này cho thấy rằng tổ tiên của chúng không bao giờ bay, thay vào đó những con đà điều emu lại sở hữu một bộ cánh tay tiền tích với xương và móng vuốt, nhưng không có cơ hoặc gân để điều khiển.

Tuy nhiên, để bù đắp sự thiếu hụt của đôi tay, đôi chân của chúng lại vô cùng đặc biệt, loài động vật này lại có bàn chân và móng vuốt cực kỳ to lớn, mạnh mẽ, những cú đá của chúng có thể hạ gục được cả rồng Komodo. Chúng cũng có xu hướng mổ khi tức giận, đặc biệt là khi con người làm phiền chúng.

Vào mùa hè năm 1932, một đàn đà điều Emu hơn 20.000 con đã xuất hiện và di cư đến những vùng các trang trại để tìm kiếm thức ăn. Tệ hơn nữa, để đến được trang trại của các cựu chiến binh, bầy đà điểu đã đi qua và phá hàng rào được giăng sẵn để ngăn lũ thỏ tránh xa khu đất canh tác.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 5.

Khi những người nông dân - cựu chiến binh nhận thấy sự nguy hiểm của loài động vật này đối với mùa màng của mình, họ đã vác súng ra để bắn vào bầy đà điểu, nhưng những phát súng đơn lẻ của họ cũng chỉ như muối bỏ bể mà thôi.

Do đó, những người nông dân đã tổ chức một cuộc họp để đưa ra phương án giải quyết vấn đề này. Họ cho rằng những con đà điểu Emu là động vật hoang dã và cũng là một phần của thiên nhiên bản địa của Úc, do đó những vấn đề của loài đà điểu này sẽ nằm dưới sự giám sát của Bội Nội vụ. Tuy nhiên việc chính phủ không cung cấp các khoản trợ cấp như đã hứa hẹn trước đó và giá lúa mì liên tục giảm đã khiến họ cảm thấy mất niềm tin vào Bộ Nội vụ.

Thay vào đó, họ yêu cầu sự giúp đỡ từ Bộ Quốc phòng, và ngạc nhiên thay những yêu cầu của họ đã được chấp thuận. Chẳng bao lâu, một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ gồm các biệt kích, lính bắn tỉa đã được tập hợp dưới sự chỉ huy của Thiếu tá GPW Meredith thuộc Khẩu đội hạng nặng thứ bảy của Pháo binh Hoàng gia Úc. Nhiệm vụ của họ là giết hoặc xua đuổi tất cả các con đà điểu Emu trong phạm vi của các trang trại, bất kể cái giá phải trả là sinh mạng hay vật chất.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 7.

Đến tháng 11 năm 1932, cuộc đại chiến chính thức được bắt đầu. Vào ngày 2 tháng 11, các trinh sát đã phát hiện ra một đàn nhỏ khoảng 50 con đang trú ẩn trong những tán cây cách con đường chính một khoảng cách khá gần. Sau những phát súng bắn tỉa đầu tiên, những con đà điểu đã tách ra, chạy theo kiểu hỗn loạn, phân tán ra khắp các khu vực xung quanh, khiến những người lính vô cùng khó khăn trong việc ngắm bắn. Và đợt tấn công đầu tiên này chỉ tiêu diệt được từ 10 đến 20 con đà điểu.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 8.

Hành động tiếp theo của Đại chiến Emu diễn ra hai ngày sau, vào ngày 4 tháng 11. Các trinh sát báo cáo rằng gần 1.000 con đà điểu đang tụ tập để uống nước gần một con đập địa phương.

Theo đó, Meredith ra lệnh cho các xạ thủ của mình lên xe tải để thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ với hy vọng lần này chắc chắn sẽ quét sạch được cả bầy.

Tuy nhiên khi đến con đập, họ nhận ra rằng lời của trinh sát không hề đúng, số lượng đà điểu ở đây vô cùng lớn, phải có ít nhất vài nghìn con. Họ cẩn thận lắp đặt súng (họ chỉ mang theo một khẩu, giữ khẩu còn lại ở vị trí dự bị để nhỡ hỏng còn có cái mà thay) và ngắm mục tiêu đầu tiên của họ.

Khẩu súng của Lewis bắt đầu kêu vang… và sau đó ngay lập tức dừng lại. Nó đã bị kẹt chỉ sau một vài phát đạn.

Trong khi kíp súng hối hả tháo súng máy để khơi thông chỗ kẹt thì những con chim đà điểu đã báo động cho nhau bỏ chạy, và vào thời điểm súng đã sẵn sàng để bắn lại thì không còn một mục tiêu nào trong tầm bắn.

Báo cáo của Thiếu tá Meredith cho biết sau tuần giao tranh đầu tiên, hàng trăm con chim đã bị giết, mặc dù một nguồn tin khác lại khẳng định rằng con số đó thực tế ít hơn 50 con.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 10.

Ngày 8 tháng 11, Quốc hội Australia quyết định tạm dừng hoạt động này và rút lui lực lượng. Một tháng sau, dưới áp lực mới từ chính quyền khu vực, họ buộc phải cho những người lính tiếp tục tham gia Đại chiến Emu.

Thiếu tá Meredith dẫn đầu cuộc tấn công thứ hai của mình chống lại những con đà điểu Emu vào ngày 12 tháng 11. Kết quả ban đầu không tốt hơn so với trước đó, nhưng vào cuối tháng, người của Meredith đã tuyên bố họ tiêu diệt được 100 con đà điểu mỗi tuần. Vào ngày 10 tháng 12, Meredith được triệu tập trở lại và đội của anh cũng rút lui khỏi cuộc đại chiến này.

Trong báo cáo cuối cùng của mình, Thiếu tá Meredith tuyên bố rằng các đội của ông đã tiêu tốn 9.860 viên đạn và tiêu diệt 986 con đà điểu - trung bình 10 viên đạn mới tiêu diệt được 1 con đà điểu. Khi kiểm tra xác của một con chim đà điểu chết, người ta tìm thấy 9 viên đạn trong cơ thể nó, những viên đạn này phải ở đó ít nhất hai tuần trước khi con chim này bị xe tải cán chết.

Đại chiến Emu năm 1932, sự kiện hy hữu chỉ có thể xảy ta tại Úc - Ảnh 11.

Những con đà điểu Emu cuối cùng đã tàn phá những cánh đồng lúa mỳ và trang trại. Khi những người nông dân một lần nữa kêu gọi viện trợ quân sự vào năm 1934, họ đã bị từ chối.

Thay vào đó, chính phủ dành tiền cho tiền thưởng và trang bị vũ trang để những người nông dân tự làm công việc theo dõi và bắn chết emu - và điều này thực sự hiểu quả hơn rất nhiều so với yêu cầu viện trợ từ quân đội. Những người nông dân đã hạ 57.034 con chim trong vòng 6 tháng đầu năm 1934 và khôi phục lại trật tự.

Sau đó, chính quyền bang Tây Australia đã khởi động dự án xây hàng rào dài 217 km, cao gần 1,5 m để ngăn lũ chim đà điểu phá hoại các nông trại.

Ngày nay, chim Emu vẫn sinh sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Australia và không gây quá nhiều rắc rối cho nông dân. Cuộc chiến với chim Emu năm 1932 được ghi nhận là lần đầu tiên và duy nhất loài chim giành chiến thắng trong một chiến dịch quân sự trong lịch sử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại