Rất nhiều người đánh đồng 2 khái niệm này làm 1 và mặc định chúng giống hệt nhau, nhưng thực tế hoàn toàn không phải thế. Chúng khác nhau từ bản chất đến biểu hiện bên ngoài.
Có tên đầy đủ là hội chứng rối loạn đa nhân cách (Personality Disorders), nó thuộc tổ hợp các hội chứng liên quan tới chấn thương tâm lý, hậu chấn thương tâm lý rối loạn căng thẳng, rối loạn căng thẳng cấp tính...
Hình minh họa
Đặc điểm chủ yếu của hội chứng này chính là việc cá nhân mắc phải thường bị quên đi 1 số thông tin, sự kiện quan trọng về chính bản thân mình, từ đó, tạo ra vô số những lỗ hổng lớn trong ký ức, khiến họ không thể nào nhớ được những việc đã làm khi có nhân cách khác "thức giấc".
Trên thực tế, những người bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách thường có tính tình thất thường vì các nhân cách hay đối lập nhau, khiến cho họ không có sự mềm dẻo trong ứng xử, giao tiếp.
Cụ thể, nhân cách mang tên thật (tên được bố mẹ đặt), có giấy tờ đàng hoàng thường ở thế bị động, hiền lành.. còn những nhân cách khác trong họ thì trái ngược hoàn toàn, có cái ngang ngược, nổi loạn, có cái hoang mang, lo lắng, cũng có cái dửng dưng, lạnh lùng, đáng sợ.
Hình minh họa.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ như vậy là bởi người mắc hội chứng này là do từng trải qua những quãng ký ức có tính đả kích cao, và mỗi nhân cách sẽ trải nghiệm 1 khoảng khác nhau, riêng biệt so với phần còn lại.
Mỗi nhân cách sẽ xuất hiện tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống của chủ thể, nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, nhân cách nào càng mạnh mẽ, càng nổi loạn thì càng có nhiều ký ức về cả quá khứ và thức tại. Ngược lại, cái nào càng yếu đuối, bị động thì càng dễ bị lấn át.
Việc chuyển đổi giữa các nhân cách với nhau thường xuất hiện khi cá nhân đó gặp phải 1 tình huống, áp lực nhất định và nó cũng chỉ diễn ra trong chớp mắt.
Tâm thần phân liệt
Là 1 nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình.
Người mắc phải bệnh này thường gặp ảo giác, rối loạn cảm xúc cũng như hành vi và đặc biệt là trí nhớ không ổn định, thậm chí trầm cảm. Trái với quan điểm của 1 số người đánh đồng nó với đa nhân cách, thực ra, tâm thần phân liệt dùng để chỉ sự gián đoạn trong suy nghĩ và cảm xúc chứ không phải nhân cách.
Sự khác nhau giữa góc nhìn của người thường và người bị tâm thần phân liệt. (Kéo ảnh để xem). Hình minh họa.
Do thường gặp ảo giác, nghe hoặc nhìn thấy nhìn điều không có trong thực tế nên những cá nhân mắc bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, chứ chưa nói đến các hoạt động xã hội - kinh tế.
Tạm kết
Như vậy điểm khác nhau lớn nhất của 2 hội chứng trên là việc 1 bên xuất hiện nhiều tính cách bất ngờ do môi trường sống, quá khứ, thường không thể nhớ được những ký ức của tính cách khác,... còn 1 bên là sự rối loạn nghiêm trọng xảy ra trong não bộ, dẫn đến xuất hiện các ảo giác, ảo thanh, khiến cá nhan mắc phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tham khảo nhiều nguồn