Cựu quân nhân Nhật tập hợp hàng ngàn chữ ký đòi điều tra quấy rối tình dục

Bình Giang |

Ngày 31/8, một cựu quân nhân gửi đơn kiến nghị tập hợp hơn 100.000 chữ ký lên Bộ Quốc phòng Nhật Bản để yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập để làm rõ việc cô bị các đồng nghiệp quấy rối tình dục.

Các binh lính của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Các binh lính của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Vụ việc là trường hợp hiếm hoi về cáo buộc công khai tình trạng tấn công tình dục ở đất nước mà số liệu của chính phủ cho thấy chỉ 4% nạn nhân bị cưỡng hiếp báo cáo với cảnh sát.

Rina Gonoi, 22 tuổi, nói rằng cô bị nhiều đồng ngũ tấn công tình dục khi họ cùng tham gia một đợt huấn luyện năm 2021, sau khi cô gia nhập Lực lượng phòng vệ trên bộ.

Cô nộp đơn kiến nghị lên Bộ Quốc phòng sau khi cơ quan công tố huỷ cuộc điều tra chính thức vì cho rằng thiếu bằng chứng.

“Có nhiều người khác, bao gồm cả cựu đồng nghiệp nữ cấp cao hơn tôi, đối mặt với tình trạng quấy rối tình dục”, Gonoi nói với báo chí trong cuộc họp ngắn với các quan chức quốc phòng tại Tokyo trước khi nộp đơn kiến nghị.

“Tôi nghĩ sẽ không có gì thay đổi nếu không có ai đứng lên và hành động”, Thứ trưởng Quốc phòng Jiro Kimura, người tiếp nhận đơn kiến nghị, nói, đồng thời cho biết chính phủ đang xem xét cáo buộc của Gonoi.

“Bộ Quốc phòng và Lực lượng phòng vệ có quan điểm mạnh mẽ rằng quấy rối tình dục không bao giờ được xảy ra”, ông Kimura khẳng định.

Gonoi tham gia Lực lượng phòng vệ trên bộ từ tháng 24/2020 vì cảm tình với những quân nhân đã giúp quê hương Miaygi của cô vượt qua trận sóng thần hồi tháng 3/3011.

Sau 1 năm nhập ngũ, cô được phân công tham gia đợt huấn luyện kéo dài 1 tháng trên núi.

Cô nói rằng cô bị các đồng ngũ nam và 2 cấp trên gọi đến khi họ đang nhậu và nói chuyện về võ thuật. Họ đã hướng dẫn cấp dưới sử dụng kỹ thuật với Gonoi.

Gonoi nói rằng một người trong nhóm đã ấn vào cổ cô, đẩy cô xuống đất, buộc cô dang chân và liên tục ấn đũng quần vào người cô. Hai người khác cũng làm như vậy.

Sau khi Gonoi báo cáo lên cán bộ tư vấn về quấy rối tình dục của Lực lượng phòng vệ, vụ việc được điều tra và chuyển lên cơ quan công tố. Tuy nhiên, vụ việc không bị khởi tố vì thiếu bằng chứng.

Gonoi sau đó soạn đơn kiến nghị trực tuyến để yêu cầu “điều tra công bằng, trừng phạt và xin lỗi”. Đơn kiến nghị tập hợp được 106.000 chữ ký tính đến ngày 31/8.

Đơn kiến nghị cũng dẫn đến hơn 100 cáo buộc quấy rối tình dục và bắt nạt trong các lực lượng vũ trang Nhật Bản mà Gonoi đã nộp lên Bộ Quốc phòng cùng đơn kiến nghị của cô.

Phụ nữ Nhật Bản được tiếp cận giáo dục tiêu chuẩn cao và có nhiều tiếng nói trong lực lượng lao động, nhưng Nhật Bản liên tục xếp thứ hạng thấp trong báo cáo về khoảng cách giới của Diễn đàn kinh tế thế giới.

Phong trào #MeToo ở Nhật Bản trầm lắng hơn nhiều quốc gia phát triển khác, dù có trường hợp gây chú ý là một nữ nhà báo cáo buộc đồng nghiệp cũ cưỡng hiếp.

Theo SCMP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại