Ở Indonesia, waria là một thuật ngữ được dùng để chỉ những người chuyển giới, những người được sinh ra là đàn ông nhưng lại mang trong mình tâm hồn của một người phụ nữ.
Thuật ngữ này được tạo thành từ sự kết hợp giữa hai từ ‘wanita’ (phụ nữ) và ‘pria’ (đàn ông) trong tiếng Indonesia.
Sống trong một xã hội bảo thủ như Indonesia, đa số người dân đều không thể chấp nhận sự xuất hiện của waria. Họ xem waria là một điều gì đó xấu xa của xã hội.
Cuộc sống tủi nhục của các waria
Hầu hết waria đều có một cuộc sống vô cùng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ phải chịu đựng sự ghẻ lạnh từ những người xung quanh. Một số người trong đó còn là nạn nhân của bạo lực và nghèo đói.
Để đảm bảo sự an toàn cho bản thân, hầu hết waria đều lựa chọn chuyển đến sống trong một cộng đồng dành riêng cho người chuyển giới nằm ở một khu vực tách biệt thuộc tỉnh Yogyakarta, đảo Java. Theo ước tính, hiện có khoảng 300 waria đang sinh sống tại nơi đây.
Ở đây họ có thể theo học tại một trường nội trú Hồi giáo dành cho người chuyển giới. Mỗi ngày, waria thường tụ hợp lại trong một tòa nhà để cùng nhau cầu nguyện.
Những tưởng một cuộc sống mới đã đến với những người chuyển giới ở Indonesia, nhưng trước sức ép từ dư luận cùng cuộc biểu tình công khai phản đối hồi năm ngoái, ngôi trường này đã bị buộc phải đóng cửa.
Shintra Ratri - người sáng lập ra trường tôn giáo dành cho người chuyển giới Pondok Pesantren Waria Al-Fatal năm 2008 (ảnh được chụp trước lúc ngôi trường bị buộc phải đóng cửa).
Ngôi trường này giống như một thiên đường dành cho cộng đồng waria ở Indonesia.
Người chuyển giới thường bị ghẻ lạnh và họ thường chọn cách chuyển đến sống trong một cộng đồng dành riêng cho mình nằm ở một khu vực tách biệt trên đảo Java.
Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn bất chấp lệnh cấm, thường xuyên tổ chức các lớp học cho khoảng 42 học viên để họ được tiếp tục việc học của mình.
Năm ngoái Shinta Ratri, một nhà hoạt động nhân quyền, người thành lập trường tôn giáo dành cho người chuyển giới Pondok Pesantren Waria Al-Fatal, đã có một bài chia sẻ với Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Right Watch.
Theo đó, bà nói rằng ngôi trường này là nơi để mọi người cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau tìm hiểu về giáo lý của đạo Hồi.
Nhiều bức ảnh được chụp tại Yogyakarta đã cung cấp một góc nhìn rõ nét về cuộc sống của waria - những con người đang phải chịu đụng sự ghẻ lạnh của xã hội.
Trong suốt một năm qua, cộng đồng này đã nhiều lần hứng chịu sự công kích từ phía dư luận vì quan điểm cho rằng waria là những người đi ngược lại với những giá trị đạo đức truyền thống của Indonesia.
Ngôi trường giống như một trung tâm sinh hoạt cộng đồng dành cho những người chuyển giới - những người đã từng là nạn nhân của bạo lực, nghèo khó và bị mọi người nhạo báng.
"Waria thường cảm thấy không thoải mái khi cầu nguyện ở những thánh đường công cộng, vì thế tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt hơn khi chúng tôi cùng ngồi bên nhau trong căn nhà riêng chỉ thuộc về mình với những vấn đề tâm linh nằm riêng trong trái tim của mỗi chúng tôi", bà Shinta Ratri cho biết.
Ngôi trường hiện tại đóng vai trò như một trung tâm cộng đồng dành cho waria, những người có thể là nạn nhân của sự nhạo báng, bạo lực và nghèo khó.
Phần lớn mọi người ở đây đều không có gia đình hay giấy chứng minh. Chỉ một số ít người trong đó có đủ khả năng thực hiện những cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Đa số những người còn lại đều chưa trải qua phẫu thuật, vẫn giữ nguyên cơ thể của một người đàn ông.
Phần lớn waria đều là những người không có gia đình hoặc giấy chứng minh và phải đối mặt với làn sóng phân biệt đối xứ đang gia tăng tại Indonesia.
Khoảng 300 waria đang sinh sống tại Yogyakarta.
Trong suốt 12 tháng qua, nhiều chính trị gia cánh hữu đã không ngừng kêu gọi sự ủng hộ cho đạo luật xem đồng tính luyến ái là tội phạm, nhưng tổng thống Joko Widodo đã kêu gọi những nhà chức trách hãy bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng LGBT.
Nhiều người đã tiến hành đặt silicon dưới da để tạo ngực và chỉ một vài người có thể tìm thấy được người bạn đời thật sự cho riêng mình.
Thái độ khắc nghiệt của cộng đồng đối với các waria
Trong 12 tháng qua, cộng đồng waria đã nhiều lần bị công kích khi Bộ trưởng Bộ giáo dục Indonesia đứng lên kêu gọi ban bố lệnh cấm những nhóm LGBT trong trường học vì cho rằng waria là những người đã đi ngược lại với những giá trị đạo đức truyền thống của Indonesia.
Trước làn sóng phản đối ngày một dâng cao của cộng đồng, nhiều chính trị gia còn công khai kêu gọi mọi người hãy xem cộng đồng LGBT là những con người vi phạm pháp luật và đề xuất chủ trương cần phải đưa waria đi "chữa trị".
Năm ngoái, một nhóm Hồi giáo của Indonesia với tên gọi Islamic Jihad Front (FJI) đã biểu tình chống đối, yêu cầu đóng cửa các trường học dành cho người chuyển giới.
Năm ngoái, trường học đã bị đóng cửa sau cuộc biểu tình chống đối của Tổ chức Hồi giáo Islamic Jihad Front nhưng nhiều giáo viên vẫn tiếp tục tổ chức các lớp học cho người chuyển giới
Sau nhiều tháng im ắng, tháng 10 năm ngoái, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lên tiếng khẳng định đồng tính luyến ái không phải là hành vi trái pháp luật và yêu cầu phía cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn cho cồng đồng LGBT.
Ngôi trường là nơi sinh hoạt cộng đồng của những người chuyển giới.
Shinta Ratri, một nhà hoạt động nhân quyền, người thành lập trường tôn giáo dành cho người chuyển giới Pondok Pesantren Waria Al-Fatal.
Sau nhiều tháng im ắng, tháng 10 năm ngoái, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lên tiếng khẳng định đồng tính luyến ái không phải là hành vi trái pháp luật và yêu cầu phía cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn cho cồng đồng LGBT.
Nhưng một báo cáo mới đây của tổ chức OutRight International lại đưa ra lời cảnh báo về một làn sóng phân biệt đối xử mới đang lan rộng trên khắp lãnh thổ Indonesia.
Đồng thời, họ kêu gọi chính phủ nước này cần phải có hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để bảo vệ những con người vô tội thuộc cộng đồng này.