Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời?

Oct |

Cụ ông Masazo Nonaka - 112 tuổi - chính thức được công nhận là người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

Bước sang tuổi 112, ông Masazo Nonaka người Nhật Bản chính thức được ghi nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới.

Được biết, ông Nonaka hiện đang điều hành một nhà nghỉ suối nước nóng tại Hokkaido. "Dù phải ngồi xe lăn, nhưng tình trạng sức khỏe vẫn rất tốt" - cháu gái ông là cô Yoko Nonaka cho biết.

Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời? - Ảnh 1.

Ông Masazo Nonaka - người đàn ông cao tuổi nhất thế giới

"Ông thích ăn đồ ngọt - kể cả hàng ngoại hay nội. Ông vẫn đọc báo và ngâm mình trong suối nước nóng mỗi ngày."

Đây quả là một cuộc sống trong mơ đối với người như ông Nonaka, khi đã rất cao tuổi rồi mà sức khỏe vẫn còn được duy trì. Và nếu duy trì sức khoẻ thêm 3 năm 161 ngày nữa, cụ sẽ trở thành người đàn ông cao tuổi nhất từ trước tới nay.

Ở độ tuổi 112, cụ đã thực sự sống qua 2 thế kỷ rồi. Nonaka sinh ngày 25/7/1905 - cùng năm tổng thống Teddy Roosevelt của Mỹ nhậm chức. Và dành cho những ai chưa biết, thì vào năm 1905, thế giới vẫn chưa có máy radio đâu.

Vậy thế giới có gì khác biệt khi người đàn ông lớn tuổi nhất Trái đất hiện tại ra đời?

1. Thời đó chưa có radio

Vì chiếc radio đầu tiên ra đời vào năm 1906.

2. Còn ô tô thì trông như thế này

Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời? - Ảnh 2.

Thời kỳ Ford thống trị thị trường

Đây là thời kỳ ô tô cực kỳ hiếm. Hầu hết mọi người đều đi bộ, hoặc cưỡi ngựa, đạp xe... Cả nước Mỹ khi đó chỉ có khoảng 8.000 chiếc ô tô mà thôi.

3. Bệnh viện cực kỳ... "dởm"

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, có tới 90% bác sĩ không được đào tạo tử tế vào năm 1906. Hơn nữa, 95% các ca sinh sản đều được thực hiện tại nhà, và bác sĩ sẽ đến tận nơi.

4. Người ta uống nước phóng xạ để chữa bệnh

Có vẻ nhân loại đã từng có thời gian phát cuồng vì Radium - nguyên tố được Marie Curie tìm ra, nên họ áp dụng chúng khắp mọi nơi.

Chocolate, bánh quy khô, kem bơ… đều là những loại đồ ăn được ghi nhận là sản xuất bằng nước có chứa Radium. Thậm chí, có cả bình lọc nước phát ra tia phóng xạ cực kỳ được ưa chuộng cơ.

Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời? - Ảnh 4.

Bình nước phát phóng xạ

Tất nhiên, sự thật là Radium cực kì nguy hiểm, có thể gây tử vong cho các sinh vật sống. Và chỉ sau một khoảng thời gian, con người đã nhận ra thú vui của mình tai hại đến mức nào.

5. Điện thoại là điều xa xỉ

Chỉ 8% người Mỹ có lắp điện thoại trong nhà. Còn lại, phương tiện liên lạc chủ yếu chính là những bức thư viết tay, hoặc dùng máy điện tín.

Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời? - Ảnh 5.

Máy điện tín năm 1906

6. Điện cũng khan hiếm

Cuộc sống khác biệt như thế nào khi người đàn ông già nhất thế giới ra đời? - Ảnh 6.

Chỉ những ngôi nhà tại thành phố mới có điện để dùng, ngay cả ở quốc gia phát triển nhanh như Mỹ.

Nonaka hiện là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, nhưng không phải người già nhất, thậm chí chẳng phải người già nhì. Có vài người hiện đang cao tuổi hơn ông, và tất cả đều là phụ nữ.

Danh hiệu người già nhất thế giới thuộc về bà Nabi Tajima - 117 tuổi - cũng là người Nhật Bản.

Tham khảo: Science Alert, Emily Robertson...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại