Cuộc săn tìm "thành phố Atlantis" bị chìm dưới đáy nước của Nga

Cẩm Mai |

Kitezh được gọi là "thành phố vô hình" ở Nga, đã bị chìm xuống hồ Svetloyar, giống như thành phố Atlantis cổ đại.

Theo biên niên sử, thành phố Lesser Kitezh do hoàng tử Georgy (người thành phố Vladimir) thành lập vào đầu thế kỷ 13, bên bờ sông Volga thuộc huyện Voskresensky, tỉnh Nizhny Novgorod Oblast, miền trung nước Nga.

Cuộc săn tìm thành phố Atlantis bị chìm dưới đáy nước của Nga - Ảnh 1.

Hồ nước Svetloyar.

Sau đó, hoàng tử Georgy phát hiện ra một địa điểm rất đẹp nên cho xây dựng thành phố Kitezh Lớn. Nơi đây được coi như thành phố tu viện, mảnh đất linh thiêng của mọi cư dân.

Hoàng tử Georgy đã cho xây dựng nhiều nhà thờ, tu viện và cung điện xung quanh thành phố Kitezh. Tiếp theo, hoàng tử cho xây tường thành, đường hào và lỗ châu mai bao quanh để bảo vệ thành phố.

Thành phố Kitezh bị phá hoại

Năm 1238, quân Mông Cổ do Batu Khan cầm đầu, tràn sang xâm lược đông bắc nước Nga từ năm 1207 đến năm 1255 và thành lập Bộ lạc Vàng.

Cuộc săn tìm thành phố Atlantis bị chìm dưới đáy nước của Nga - Ảnh 2.

Quân Mông Cổ chiếm thành phố Vladimir.

Sau khi bao vây thành phố Vladimir và các thành phố lận cân ở Suzdal, thủ lĩnh Batu Khan biết đến thành phố Kitezh, đã quyết tâm phải chiếm lấy nó. 

Trước tiên, quân Mông Cổ đến Lesser Kitezh. Hoàng tử Georgy đã ra gặp họ rồi chàng quyết định chạy về thành phố Kitezh Lớn - nơi mà quân Mông Cổ vẫn chưa biết đến.

Batu Khan tức điên, ra lệnh bắt bớ người dân và tra tấn bắt họ phải chỉ chỗ thành phố Kitezh Lớn. Nhưng các con tin quyết giữ bí mật về thành phố linh thiêng như một lời thề bất tử với chính mình và hậu thế.

Tuy nhiên, có một người không chịu được tra tấn đã khai ra con đường bí mật đến hồ Svetloya. Người đó tên là Kuter’ma.

Biên niên sử đã ghi chép những sự việc lộn xộn xảy ra sau đó. Hoàng tử đã giấu tàu thuyền linh thiêng và trang phục nghi lễ trong hồ nước.

Cuộc săn tìm thành phố Atlantis bị chìm dưới đáy nước của Nga - Ảnh 4.

Bức tranh vẽ "thành phố vô hình Kitezh" của họa sĩ Konstantin Gorbatov vào năm 1913.

Hoàng từ qua đời trong một trận đánh. Từ đó, thành phố như trở nên vô hình, ẩn mình trong làn nước và rừng cây.

Truyền thuyết về thành phố vô hình

Không rõ chuyện gì đã xảy ra với thành phố Kitezh, nhưng có những truyền thuyết và truyện kể về sự biến mất bí ẩn của thành phố lưu truyền trong suốt nhiều thế kỷ.

Có câu chuyện kể rằng: thành phố đã 'bị dìm' xuống hồ để bảo vệ kho báu và không để quân Mông Cổ thôn tính. Do đó, hồ Svetloyar được gọi là Atlantis của Nga.

Cuộc săn tìm thành phố Atlantis bị chìm dưới đáy nước của Nga - Ảnh 5.

Thiết kế sân khấu trong một đoạn vở opera "Truyền thuyết thành phố đã mất".

Truyền thuyết kể rằng, đội quân của Bộ lạc Vàng đã suy sụp tinh thần khi thành phố chìm xuồng hồ. Cảnh tượng cuối cùng họ thấy là vòm nhà thờ tỏa sáng trắng lóa với cây thánh giá trên đỉnh.

Thành phố đã biến mất thật sự không để lại dấu vết. Một số nhà khảo cổ học cho rằng, có thể lở đất làm cho thành phố chìm xuống hồ.

Trong truyện kể dân gian, chỉ có những người tâm hồn trong sáng mới nhìn thấy thành phố Kitezh. Những người tin vào truyền thuyết kể rằng họ thường nghe thấy tiếng chuông nhà thờ vang lên từ dưới hồ hay thấy ánh đèn thành phố lập lờ dưới mặt nước hồ.

Từ lâu nay, người hành hương thường đến hồ Svetloyar với hy vọng nghe thấy tiếng chuông. Họ đến đó cầu nguyện và hiến tế cho người dân thành phố.

Có câu chuyện cho rằng:trong thời Thế chiến II, các bà mẹ thường đến hồ cầu nguyện cho con trai họ bình an trở về.

Đi tìm "thành phố Atlantis" của Nga

Năm 2011, đoàn thám hiểm khảo cổ Vetluzhsky đã tìm hiểu về những dấu tích khảo cổ còn lại quanh hồ Svetloyar.

Những hố khai quật cho thấy những dấu tích cổ xưa và những đồ gốm sứ cổ của Nga. Nhóm các nhà khoa học dự định tiếp tục khai quật để thấy những cổ vật khác.

Họ nhận thấy rằng quả đồi vẫn còn dấu vết sạt lở do trận lở đất làm cả thành phố Kite chìm xuống hồ và xuất hiện những truyền thuyết về thành phố "vô hình".

Nguồn: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại