Cuộc “ra mắt” lần thứ 31 của loài cá biển sâu hiếm hoi

Hảo Nguyễn |

Một loài cá biển sâu quý hiếm, dài hơn một mét, đã dạt vào bờ biển phía nam của bang New South Wales - Australia.

Con cá bí ẩn với cái đầu phẳng đã được các công nhân tìm thấy gần Murrays Beach Boat Ramp ở Vịnh Janner vào ngày 16/6 vừa qua. Những người chứng kiến đã rất bối rối khi phát hiện ra con cá kỳ lạ này. Họ đã đưa nó đến văn phòng chính của Vườn quốc gia Booderee để nhận dạng.

Loài này được xác định là một loài cá da trơn mào, tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 30 ghi chép về sự xuất hiện của loài này được lưu trữ trên Atlas of Living Australia (trang web về dữ liệu đa dạng sinh học của Australia) và không có ảnh chụp.

Loài này được gọi là cá sấu mào hay cá kỳ lân, tên khoa học là Lophotus guentheri Johnston 1883, được đặt theo tên nhà động vật học, ngư học và bò sát học, viện sĩ hội Hoàng gia Luân Đôn- Anh, Albert Günther.  Loài này sống trong vùng biển mở, ở độ sâu từ 30-300m. Những chú cá kỳ lân này được cho là ăn mực. Nó có một túi mực để phòng thủ và đôi mắt to để giúp nó nhìn rõ trong bóng tối của đại dương sâu thẳm.

Nhân viên công viên không biết làm thế nào con cá tìm được đường đến vịnh Janner nhưng dù sao họ cũng rất hào hứng với việc chiêm ngưỡng loài các hiếm hoi này.

Cuộc “ra mắt” lần thứ 31 của loài cá biển sâu hiếm hoi - Ảnh 1.

Chiếc kính mắt và cá kỳ lân (Hình ảnh: Parks Australia / Dion Maple)

"Thật là một phát hiện tuyệt vời. Thật hiếm khi được nhìn thấy nó bằng xương bằng thịt khi hình ảnh trên Wikipedia chỉ là một bản vẽ.", một trong số họ đã viết trong một bài đăng trên Facebook.

Những bức ảnh của họ hiện đã được tải lên trang web của Fishes of Australia ( một trang web về các loài cá ở Australia).

* Theo 9news, Fishes of Australia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại