Lý do chị tôi đưa ra là tôi là em gái, nên việc thờ tự phải do chị cả lo liệu (gia đình tôi chỉ có 2 chị em gái). Xin nhờ luật sư cho biết đề nghị của chị tôi có chính đáng và có được pháp luật ủng hộ? Nguyễn Thị Sửu (Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 và Khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:
Luật sư Vũ Quang Vượng Giám đốc Công ty Luật TNHH Quang Vượng Địa chỉ: Số 6D, 29 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
Còn theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng quy định như sau:
Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
Trong trường hợp bạn nêu, người chị không hề đòi chia di sản thừa kế nào của bố, mẹ để lại mà chỉ đòi được chăm sóc, hương khói cho bố và muốn chuyển bát hương, ban thờ liệt sỹ về nhà riêng để tiện thờ cúng.
Đây là vấn đề đạo đức, tín ngưỡng, tâm linh nên dù người chị có kiện ra chính quyền cơ sở hoặc tòa án thì các cơ quan này cũng không thụ lý giải quyết.
Do vậy, cách tốt nhất là hai chị em cùng ngồi lại bàn bạc thỏa thuận vì trách nhiệm thờ cúng bố, mẹ đã khuất là trách nhiệm chung của cả hai người.
Bài viết được lấy tại: http://anninhthudo.vn/doi-song/cung-la-phan-gai-ai-duoc-quyen-huong-hoa/740162.antd