Cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giờ nào tốt nhất?

Đinh Kim |

Cúng giao thừa là nghi thức vô cùng quan trọng theo văn hóa người Việt, tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa biết phải cúng vào giờ nào cho phù hợp.

Lễ cúng giao thừa (lễ Trừ tịch) là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vô cùng thiêng liêng, khi đất trời giao hòa, âm dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Các gia đình thường sẽ làm mâm cỗ cúng để cầu bình an và may mắn cho năm mới, đồng thời mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trong gia đình.

Cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giờ nào tốt nhất? - Ảnh 1.

Lễ cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nên được thực hiện vào giờ Tý, tức 23h ngày 29 tháng Chạp, hoặc tốt nhất là vào giờ chính Tý, tứ đúng 0h và kết thúc trước 1h ngày mùng 1 tháng Giêng. Ảnh minh họa: webtretho

Cúng giao thừa giờ nào tốt nhất?

Đêm trừ tịch bắt đầu được cử hành vào giờ Tý (khoảng 23h ngày 30 tháng Chạp hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu, đến 1h ngày mùng 1 tháng Giêng). Đây là khoảng thời gian quan trọng khi mọi người đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ gọn gàng và cùng nhau quây quần đón Tết.

Các chuyên gia phong thủy cho biết lễ cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nên được thực hiện vào giờ Tý, tức 23h ngày 29 tháng Chạp, hoặc tốt nhất là vào giờ chính Tý, tứ đúng 0h và kết thúc trước 1h ngày mùng 1 tháng Giêng.

Khoảng thời gian này gồm 1 giờ của năm cũ và 1 giờ của năm mới, là thời gian Quan hành khiển cũ bàn giao lại công việc, đón Quan hành khiển mới nhậm chức.

Việc bàn giao này khá gấp rút, các Quan chỉ kịp ghé qua ăn uống nhanh chóng đề về chầu trời, thậm chí chỉ kịp ghé qua để chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Do đó, gia đình cần chuẩn bị nghi thức cúng sao cho tươm tất, nhanh gọn và đúng thời gian.

Nghi lễ cúng giao thừa như thế nào?

Lễ cúng giao thừa gồm 2 lễ chính là lễ cúng trong nhà và lễ cúng ngoài trời. Lễ cúng ngoài trời là lễ đón quan Hành khiến mới đến cai quản và tiễn đưa quan Hành khiển cũ về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong năm. Lễ cúng trong nhà là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, phù hộ con cháu trong năm mới.

Theo đúng tục lệ cổ truyền, các gia đình sẽ làm lễ cúng ngoài trời trước, sau khi đọc xong bài văn khấn mới làm lễ cúng trong nhà.

Cúng giao thừa sớm hơn hoặc muộn hơn được không?

Các gia đình hoàn toàn có thể cúng giao thừa sớm, tùy thuộc vào tín ngưỡng, phong tục riêng. Tuy nhiên, nếu cúng giao thừa sớm thì nên cúng từ 21h trở đi.

Về việc cúng giao thừa muộn, các chuyên gia phong thủy cho biết trước 1h là lúc các vị thần cũ bàn giao công việc cho vị thần mới. Vì thế, không nên cúng giao thừa muộn, tốt nhất là từ 23h đến 1h. Cúng vào khoảng thời gian này, các vị thần sẽ chứng giám cho lòng thành của chủ nhà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại