Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez - Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã đưa ra bình luận trên vào ngày 19-10, tại buổi khởi động chiến dịch vận động hàng năm cho một nghị quyết lên án lệnh cấm vận thương mại của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Nghị quyết này được đưa ra sau cuộc cách mạng năm 1959 của Cuba.
Theo Hãng tin Reuters, ông Rodriguez cho biết thiệt hại kinh tế do lệnh cấm vận gây ra từ tháng 8-2021 đến tháng 2-2022 lên tới 3,8 tỉ USD, nâng tổng thiệt hại lên 154 tỉ USD kể từ khi lệnh cấm vận bắt đầu.
Trước đó, Washington ngày 18-10 nói rằng họ sẽ cung cấp 2 triệu USD cho Cuba để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau cơn bão Ian, một trong những động thái hữu hảo hiếm hoi giữa hai quốc gia này.
Phát biểu tại Havana, ông Rodriguez nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ở Havana: "Mặc các thông báo tích cực gần đây, việc cấm vận vẫn không thay đổi về quy mô hay độ sâu rộng".
Theo Ngoại trưởng Rodriguez, Cuba rất cảm kích sự viện trợ của Mỹ nhưng quốc gia này vẫn bị tê liệt bởi lệnh cấm vận. Ông gọi đó là "cơn cuồng phong" không bao giờ ngừng vùi dập quốc gia của mình.
"Lệnh cấm vận là một đại dịch thường trực, một trận cuồng phong kéo dài", ông Rodriguez nhấn mạnh.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Cuba từ năm 2017.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sau đó nới lỏng một số chính sách về kiều hối, chuyến bay, du lịch và gần đây là di cư. Washington gần đây thông báo sẽ mở cửa trở lại toàn bộ các dịch vụ lãnh sự tại Havana vào năm 2023.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận rộng lớn hơn vẫn không thay đổi. Mạng lưới các luật và quy định của Mỹ đang làm phức tạp thêm các giao dịch tài chính và việc mua lại hàng hóa và dịch vụ của chính phủ Cuba.
Phía Mỹ cho biết các chính sách của họ là nhằm chuyển "nguồn tài trợ cho người dân Cuba".
Vào đầu tháng 11 tới, Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết không ràng buộc lên án lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba. Đây sẽ là lần thứ 30 Cuba vận động quốc tế ủng hộ chống lại lệnh cấm vận.
Trong lịch sử, nghị quyết này từng thu hút được sự ủng hộ nhất trí từ các quốc gia thành viên và dự kiến sẽ được thông qua một lần nữa trong năm nay.