Cửa hàng thể thao đặt biển hiệu to đùng, dân tình phát tức vì sai từ Tiếng Anh cơ bản, chủ tiệm coi như mất toi chục triệu

Bob V |

Vì lỗi tiếng Anh này, xem như tấm biển hiệu hoành tráng sẽ đi tong.

Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Thể hiện rõ nét nhất của điều này là đi trên đường khi nhìn các quán xá, hàng ăn, cửa tiệm buôn bán hầu hết đều được gắn các từ tiếng Anh lên ngay bảng hiệu quảng cáo bên cạnh tiếng Việt. Với cách này, hàng quán sẽ hút thêm được lượng khách nước ngoài, nhưng quan trọng hơn nó sẽ giúp các cửa hàng trông có vẻ xịn xò, chuyên nghiệp và "Tây" hơn.

Một cửa hàng bán trang phục - dụng cụ thể thao cũng áp dụng công thức này và đặt hẳn hai tấm biển quảng cáo to đùng. Với diện tích khổ lớn thế này, hẳn ai đi ngang qua cũng sẽ để ý ngay. Nhưng có một chi tiết khiến dân mạng phát tức khi tấm biển làm quá kỳ công nhưng lại sai chính tả từ tiếng Anh cơ bản, cũng là từ thể hiện rõ nét nhất hoạt động kinh doanh của cửa tiệm. Thay vì từ Thể thao được ghi là Sport thì cửa hàng lại đề là Soprt.

Cửa hàng thể thao đặt biển hiệu to đùng, dân tình phát tức vì sai từ Tiếng Anh cơ bản, chủ tiệm coi như mất toi chục triệu - Ảnh 1.

Nhìn vào, nhiều người cũng chả biết nên phát âm từ này thế nào thì mới đúng. Tức tấm biển một thì dân mạng xót tiền cho chủ tiệm gấp 10 lần, vì để làm 2 tấm biển mới toanh và công phu này hẳn sẽ mất chi phí không nhỏ, có khi lên tới hơn chục triệu đồng .

Bởi thế, khi có nhu cầu thêm tiếng Anh vào bất cứ đâu như biển hiệu, hộp đèn, menu để phục vụ cho việc kinh doanh, người chủ hãy nên tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự tư vấn của người am hiểu hơn. Đặc biệt là trong quá trình sản xuất, hãy bỏ chút thời gian để giám sát đơn vị thực hiện, điều này sẽ đảm bảo việc tránh xảy ra sai sót về các chi tiết chính tả trên biển. Hoặc nếu lượng khách chủ yếu là người địa phương thì hãy dùng tiếng Việt hoàn toàn. Dù sao biển hiệu cũng là bộ mặt của cả cửa hàng cơ mà.

Dân mạng cách đây không lâu cũng xôn xao về những tấm menu được dịch theo kiểu trời ơi đất hỡi. Chẳng hạn, với món đậu hũ, đáng lẽ sẽ được dịch là tofu, song chủ quán đã bỏ dấu trong từ tiếng Việt đi và dịch ra tiếng Anh là oil, áp dụng cách làm này mà chủ quán dịch luôn từ rán thành snake,...

Cửa hàng thể thao đặt biển hiệu to đùng, dân tình phát tức vì sai từ Tiếng Anh cơ bản, chủ tiệm coi như mất toi chục triệu - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại