Mặc dù được mệnh danh là chậm chạp nhưng sự thật là trong chuyện tình cảm hay "yêu", mọi chuyện lại hoàn toàn khác.
Và bạn tin không, một chú rùa 100 tuổi lại trở thành vị cứu tinh khi cứu cả một phân loài không chạm tay đến bờ tuyệt chủng chỉ với khả năng, tần suất giao phối cao của mình.
Vị cứu tinh này chính là cụ rùa Lothario Diego, thuộc phân loài Chelonoidis hoodensis, sinh sống trên đảo Espanola ở Cực Nam quần đảo Galapagos, trên vùng biển Thái Bình Dương phía Tây Ecuador.
Diego có kích thước khá lớn khi trưởng thành, dài khoảng 90cm, cao 1,5m, nặng 80kg nhưng lại là cha của 40% con non chào đời trong suốt 50 năm qua.
Sở dĩ Diego có nhiều con như vậy là bởi cách đây 5 thập kỷ, trên đảo Espanola chỉ tồn tại 2 cá thể rùa đực và 12 cá thể rùa cái thuộc loài Chelonoidis hoodensis. Không những thế, chúng ở xa nhau nên khó có cơ hội gặp gỡ và sinh sản.
Sau khi các chuyên gia xác định phân loài rùa Chelonoidis hoodensis đang sụt giảm mạnh nên họ đã cử Diego cùng với 2 cá thể đực khác thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng rùa ở trên đảo Espanola.
Ít ai ngờ, Diego lại có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình đến thế. Dù tuổi cao nhưng Diego dường như vẫn khá nhanh nhẹn làm tốt vai trò của mình. Với kết quả thu nhận được, các nhà khoa học không còn quá lo ngại về việc một ngày kia phân loài rùa Chelonoidis hoodensis sẽ tuyệt chủng nữa.
Sau khi phân tích ADN vào năm 2010, các nhà khoa học đã phát hiện Diego là cha đẻ của khoảng 1.000 cá thể rùa sơ sinh trong tổng số 2.000 con rùa sinh ra trên đảo Espanola. Quả là một con số đáng nể.
* Một số sự thật thú vị về loài rùa:
- Trông mai rùa giống cái khiên kiên cố nhưng thực tế bên trong đó là nhiều chiếc xương ghép lại. Đây là một tổ hợp giữa xương sườn với cột sống.
- Lớp mai này giống như lồng ngực của rùa nhưng được mang ra bên ngoài thay vì nằm ẩn sau lớp da.
Mai rùa là tổ hợp giữa xương sườn và cột sống.
- Bộ phận sinh dục của rùa cái nằm ẩn bên trong lỗ hậu môn, như vậy đây vừa là nơi sinh sản vừa là nơi để rùa cái thải chất cặn bã.
- Ở một số loài rùa, lỗ hậu môn được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Việc trao đổi khí bên trong có thể thông qua lớp màn này khi rùa lặn và cho phép khí oxy tiếp cận được với máu khi đang ở dưới nước.
- Không giống hầu hết các động vật có vỏ, rùa không thể sống khi rời khỏi cái mai của mình được.
Nguồn: Dailymail