Ngắm ‘tứ đại đỉnh đèo’ huyền thoại của Tây Bắc

Miền núi Tây Bắc luôn là địa điểm ưa thích cho hàng ngàn dân phượt thích khám phá ghé chân. Cảnh sơn cước nơi đây còn được ví như cõi bồng lai tiên cảnh.

Đèo Mã Pì Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo. (Ảnh: Sơn Trần)

Đèo Mã Pì Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo. (Ảnh: Sơn Trần)

Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.(Ảnh: Sơn Trần)

Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. (Ảnh: Sơn Trần)

Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. (Ảnh: Sơn Trần)

Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời. (Ảnh: Sơn Trần)

Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời. (Ảnh: Sơn Trần)

Đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên, Hoàng Liên Sơn được đánh giá là con đèo dài, khúc khuỷu đầy thách thức đối với dân phượt. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo là ranh giới giữa hai tỉnh. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên, Hoàng Liên Sơn được đánh giá là con đèo dài, khúc khuỷu đầy thách thức đối với dân phượt. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo là ranh giới giữa hai tỉnh. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Tên gọi Ô Quy Hồ bắt nguồn từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn liền với câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Con đèo hoang dại này ở độ cao 2.073m so với mực nước biển, có độ dài lên tới gần 50km. Chính độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Tên gọi Ô Quy Hồ bắt nguồn từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn liền với câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Con đèo hoang dại này ở độ cao 2.073m so với mực nước biển, có độ dài lên tới gần 50km. Chính độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, Ô Quy Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài cùng những tấm biển chỉ báo nguy hiểm được dựng lên khắp nơi. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, Ô Quy Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài cùng những tấm biển chỉ báo nguy hiểm được dựng lên khắp nơi. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Khi đi qua đèo Ô Quy Hồ với mây vờn xung quanh núi, du khách cảm giác thư thái, quên hết những bộn bề của cuộc sống thường ngày. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Khi đi qua đèo Ô Quy Hồ với mây vờn xung quanh núi, du khách cảm giác thư thái, quên hết những bộn bề của cuộc sống thường ngày. (Ảnh: Vũ Đình Tú)

Pha Đin là cung đường đèo gắn với những chiến tích anh hùng trong lịch sử. Nằm trên quốc lộ 6 chạy dọc các tỉnh Tây Bắc, Pha Đin có độ dài 32km, được xem là một trong 6 đèo ấn tượng nhất Việt Nam. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Pha Đin là cung đường đèo gắn với những chiến tích anh hùng trong lịch sử. Nằm trên quốc lộ 6 chạy dọc các tỉnh Tây Bắc, Pha Đin có độ dài 32km, được xem là một trong 6 đèo ấn tượng nhất Việt Nam. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6, Pha Đin là nơi tiếp giáp theo hướng Đông -Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn Tây. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200 km/h. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6, Pha Đin là nơi tiếp giáp theo hướng Đông -Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn Tây. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200 km/h. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Lưng chừng đèo Pha Đin lúc nào cũng có mây mờ bao phủ, dưới chân đèo là những bản làng của bà con dân tộc. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống là thung lũng Mường Quài trải dài với màu xanh ngút ngàn của núi đồi. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Lưng chừng đèo Pha Đin lúc nào cũng có mây mờ bao phủ, dưới chân đèo là những bản làng của bà con dân tộc. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống là thung lũng Mường Quài trải dài với màu xanh ngút ngàn của núi đồi. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Tuy nhiên khi gần đến đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy làng bản mà chỉ nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ. Tất cả hòa quyện làm một tạo nên một khung cảnh nên thơ nhưng cũng không ít phần mạo hiểm. (Ảnh: Lê Hồng Hà)

Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất nước ta, vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo có độ dài trên 30km, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Trang Pear)

Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất nước ta, vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo có độ dài trên 30km, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Trang Pear)

Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời. Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho các tay lái vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.

Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời. Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho các tay lái vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.

Khung cảnh ở đèo Khau Phạ đẹp nhất vào tháng 9, tháng 10, khi những triền ruộng bậc thang của bà con dân tộc Mông chín vàng, rực rỡ một sắc màu. Đây là thời điểm mà dân phượt thường đến nơi này để thưởng ngoạn. (Ảnh: Trang Pear)

Khung cảnh ở đèo Khau Phạ đẹp nhất vào tháng 9, tháng 10, khi những triền ruộng bậc thang của bà con dân tộc Mông chín vàng, rực rỡ một sắc màu. Đây là thời điểm mà dân phượt thường đến nơi này để thưởng ngoạn. (Ảnh: Trang Pear)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại