Lịch làm việc 'kiếm tiền không dễ' của 9x làm nghề trang điểm

Việt Hùng |

Dậy từ 4h sáng, có lúc phải đứng liên tục 4 giờ đồng hồ, công việc của một thợ trang điểm nhọc nhằn và đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng lớn.

Đằng sau khuôn mặt rạng ngời trong ngày cưới hay vẻ đẹp không tì vết trong những bức hình thời trang, ít ai biết được người thợ trang điểm đã phải vất vả như thế nào trong suốt nhiều giờ đồng hồ.

Chúng tôi đã theo chân Đỗ Kim Hạnh, một bạn trẻ có 2 năm kinh nghiệm để tìm hiểu về những ngóc ngách của nghề này.

Nói về lí do theo nghề, Hạnh cho biết: "Hồi bé mẹ mình thích trang điểm nên cũng mua đồ để các con có thể tự make up cho mình.

Khi học cấp ba và đại học, mình thường được tin tưởng để trang điểm cho các bạn trong các dịp diễn văn nghệ. Được nhiều người khen đẹp, mình thích lắm nên quyết tâm đi học".

Hạnh xin tiền mẹ để đi học trang điểm cá nhân rồi trang điểm nâng cao. Không hài lòng với các khoá học, Kim Hạnh thường xuyên lên mạng để tìm hiểu thêm.

Ban đầu, cô không xác định sẽ theo nghề mà chỉ học cho biết. Bên cạnh trang điểm, Hạnh còn học may, làm tóc và làm móng.

Nhưng cuối cùng, chỉ có trang điểm mới đủ sức giữ chân cô bạn 9x và Hạnh hiểu rằng đó chính là niềm đam mê, là nghiệp sẽ theo mình suốt cuộc đời.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng Hạnh trang điểm cho 10-15 cô dâu. Bên cạnh đó, Hạnh còn nhận làm đẹp cho các bạn chụp ảnh kỉ yếu, chụp ảnh đi chơi, đi sự kiện, cho mẫu ở studio hay hoá trang trong các dịp đặc biệt.

Công việc ổn định với lượng khách dồi dào giúp cô bạn mỗi tháng có thu nhập khoảng 15 triệu.

Cao điểm nhất là khi mùa cưới trùng với mùa kỉ yếu. Có ngày cô bạn nhận được đến 40 người đặt hàng nhưng tối đa một ngày Hạnh chỉ nhận trang điểm cho 15 người.

Hạnh chia sẻ: "Phải từ chối yêu cầu của khách hàng thì mình cũng tiếc lắm nhưng phải đảm bảo chất lượng nên không thể làm qua quýt cho người này rồi sang trang điểm cho người kia được".

Đáng nhớ nhất có lẽ là ngày Halloween năm ngoái, cô bạn phải trang điểm từ 4h sáng đến 11h đêm cho 15 khách.

Từ trang điểm cô dâu, kỉ yếu, chụp ảnh rồi cả hoá trang thành ma cà rồng, cô bạn đã phải gồng mình, vắt kiệt cùng sức lực để hoàn thành công việc tỉ mỉ ấy.

Vất vả là vậy nhưng Kim Hạnh luôn coi công việc là niềm vui. Nếu không có khách, Hạnh sẽ chán mà… ngủ cả ngày.

Trang điểm xong, ngồi ngắm lại thành quả được chụp trên điện thoại là niềm hạnh phúc, là thú vui không bao giờ chán của cô thợ trang điểm Kim Hạnh.

Cùng theo chân một ngày làm thợ trang điểm của Kim Hạnh:

Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Hàng ngày, Hạnh dậy từ 4h sáng để có thể bắt đầu công việc lúc 5h.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Việc trang điểm cô dâu thường kéo dài từ 2-3 tiếng đồng hồ nên cô phải bắt đầu từ sớm cho kịp giờ làm lễ.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Đồ nghề trang điểm chuyên nghiệp khá đắt tiền với giá trung bình vài trăm nghìn đồng cho mỗi thỏi son. Để có một bộ đồ như thế này, Hạnh đã phải tích cóp nhiều năm, có những món được cô mua khi đi du lịch nước ngoài.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Thông thường, phần mắt sẽ tốn nhiều thời gian nhất vì đó là điểm thu hút ánh nhìn của người đối diện.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Với những người da sần hay có nhiều mụn thì Hạnh còn tốn thêm kha khá thời gian để che khuyết điểm.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Do phải làm việc sớm nên Kim Hạnh thường không có thời gian để trang điểm cho mình. Tuy nhiên, cô luôn tỉ mỉ, cẩn thận khi làm đẹp cho người khác
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Do mỗi người có một khuôn mặt, một kiểu tóc, một yêu cầu khác nhau nên Hạnh cũng phải đắn đo trước khi quyết định dùng một thỏi son hay một hộp phấn.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Bên cạnh trang điểm, làm tóc thì Hạnh còn thường xuyên kiêm nhiệm việc mặc trang phục cho cô dâu.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up

Hoặc trang điểm cho mẹ cô dâu cùng họ hàng. Với những người lớn tuổi thì việc khó nhất là phải làm cho da sáng lên nhiều mà trông vẫn tự nhiên. Trung bình, giá cho trang điểm cô dâu trong ngày cưới là 700 nghìn, của họ hàng là khoảng 100-150 nghìn đồng.

Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Do công việc kéo dài nên dù dậy từ 4h nhưng 10h sáng, Hạnh mới có thời gian ăn bữa điểm tâm.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Buổi trưa, Hạnh đến một studio. Tại đây, cô sẽ bàn bạc với tác giả bộ ảnh để có thể đưa ra ý tưởng trang điểm và làm tóc.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Với trang phục và phông nền màu hồng, Hạnh cũng phải biến đổi màu tóc của người mẫu thành màu hồng cho phù hợp.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Công việc này tốn đến gần 3h đồng hồ vì nhiều khi Hạnh phải dùng phấn màu bôi lên từng lọn tóc.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Nguyên việc gắn mi dưới cũng tốn đến hơn 10 phút do phải gắp từng cọng mi để gắn vào.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Đôi lúc, cô bạn còn tranh thủ ngồi bó những cục bông lại. Chúng sẽ “biến hình” thành đám mây trong bộ ảnh “Công chúa của những áng mây” sắp sửa thực hiện.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Dù đã được trang điểm cẩn thận trong 4h đồng hồ nhưng khi mẫu bước vào chụp ảnh, Hạnh vẫn luôn dõi theo.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp nhất với điều kiện ánh sáng, khói màu và gió thổi liên tục.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up
Dù công việc kéo dài từ 4h sáng đến 17h chiều nhưng Hạnh vẫn tươi tắn chụp ảnh kỉ niệm cùng người mẫu.
Một ngày vất vả của người làm nghề make up

Và niềm vui mỗi ngày của cô là ngồi ngắm thành quả của mình. Đó chính là động lực để hôm sau, cô lại dậy từ 4h sáng để bắt đầu một ngày làm việc mới.

Họ và tên: Đỗ Kim Hạnh

Tên thường gọi: Cá cơm

Năm sinh: 1990

Nơi sống: Hà Nội

Sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại