Les phải chăng là có tội?

Khi biết Hoài là les, cha cô đã có những lời lẽ xúc phạm dành cho con gái mình.

Ngày nay khái niệm về giới tính thứ ba đã dần trở nên quen thuộc với mọi người nhất là với giới trẻ. Bên cạnh những lời chia sẻ động viên có ý nghĩa giúp những người đồng tính tự tin hơn, bớt mặc cảm hơn thì vẫn còn có nhiều người đồng tính phải chịu nhiều thiệt thòi, họ bị gia đình bỏ rơi, bạn bè xa lánh, xã hội kì thị. Les (lesbian) cũng được công nhận là một giới tính bình thường nhưng sao trong mắt mọi người, họ lại bị coi là những người không bình thường?

Gia đình bỏ rơi

Từ ngày còn nhỏ, Hoài đã nhận thấy những điều khác biệt với những bạn nữ cùng tuổi mình. Nếu như các bạn nữ mặc váy áo diêm dúa, chơi nhảy dây, tham gia múa hát thì Hoài lại thích mặc những quần áo đặc tính con trai, không thích múa hát cũng chẳng nhảy nhây, Hoài chỉ thích đá bóng cùng mấy đứa con trai ở gần nhà. Bố mẹ Hoài cũng chỉ coi đấy là chuyện bình thường, không có ý kiến gì về cách ăn mặc của con gái thậm chí còn nghĩ rằng mặc như thế cho nó cá tính.

Khi đến giai đoạn dậy thì, Hoài bắt đầu nhận ra sự khác biệt trong con người mình, Hoài không có cảm giác gì với người khác giới mà ngược lại, cô lại thầm thương trộm nhớ cô bạn thân của mình.

Mới đầu Hoài không biết tại sao mình lại có những cảm giác đặc biệt vậy cho đến khi đọc được thông tin trên mạng cô mới biết mình không giống mọi người, cô bị Les - điều mà mọi người gọi là giới tính thứ ba. 

“Khi biết bản thân bị Les, mình sợ lắm, mình cũng không biết chia sẻ và tâm sự với ai, mình chỉ biết gửi gắm tâm trạng qua những trang nhật ký mà thôi”, Hoài tâm sự. Và khi những tình cảm đã đi quá giới hạn của một tình bạn, khi mọi thứ không thể che giấu được nữa, Hoài đành phải tâm sự với cô bạn những tình cảm Hoài đã phải giữ trong lòng suốt thời gian dài. Chính Hoài cũng không thể tin được người bạn của mình lại đồng ý làm bạn gái cô. 

Từ đây, Hoài không còn lo sợ nữa vì "chỉ cần người mình yêu thương ở bên mình là đủ" - cô tự động viên mình như thế.

Chuyện Hoài bị Les chỉ có Hoài và người yêu cô biết. Nhưng trong một lần đi chợ về, mẹ Hoài đã nhìn thấy cảnh con gái và đứa bạn thân của nó có những hành động thân thiết trên mức bình thường. Cuối cùng Hoài đành phải kể cho cha mẹ biết mọi sự thật về mình. 

“Khi biết được mình không phải là một đứa con gái bình thường, mẹ mình đã suy sụp rất nhiều, cha thì luôn miệng nói gái không phải, trai cũng không, les là cái gì? Vớ vẩn?”. Đến lúc mình nói là đang yêu một cô bạn cùng giới thì mặt cha đỏ bừng lên, thậm chí còn dùng những lời lẽ xúc phạm đến bản thân mình như: 

“Mày không biết nhục à? Yêu đương cái gì? Muốn yêu thì cút ra khỏi nhà này thì thích yêu đương gì kệ mày”. "Mình ghét cha, tại sao cha không hiểu mình chứ? Mình cũng đâu muốn thế? Mình cứ nghĩ sẽ được cha mẹ động viên chia sẻ, giờ thì lại bị bỏ rơi ngay trong gia đình của mình thế này đây!" - Hoài nghẹn ngào tâm sự.

Les phải chăng là có tội?, Bạn trẻ - Cuộc sống, les, dong tinh, tinh yeu dong tinh, chuyen tinh yeu, ban tre, gioi tre, bao, bao gia dinh, bao phu nu, tinh yeu nu gioi
Lê cũng bị bạn bè xa lánh khi biết cô là les (Ảnh minh họa)

Bạn bè xa lánh

Cũng biết bản thân mình là một đứa con gái bình thường ngay từ nhỏ như Hoài nhưng điểm khác biệt là Lê không bị bỏ rơi ngay trong gia đình như Hoài. Mẹ Lê là một người rất tình cảm và tâm lí nên luôn dành thời gian để hỏi han động viên quan tâm con gái về điều đó giúp Lê cảm thấy được an ủi hơn. 

Nhưng tới trường Lê luôn cảm thấy tự ti về giới tính thật của mình. Khi biết Lê là les, bạn bè trong lớp luôn dùng những lời lẽ bóng gió để nói xấu sau lưng Lê. Các bạn nữ ít chơi và trò chuyện với Lê hơn, thậm chí người bạn thân nhất của Lê ở lớp cũng không còn chơi với cô như trước nữa. 

Lê ngậm ngùi: "Mình chẳng những không nhận được sự quan tâm chia sẻ của bạn bè mà còn bị bạn bè xa lánh, nhiều lúc mình rất buồn, mỗi lần các bạn nữ tụ tập thấy mình đi đến là mọi người lại đi về hết, chẳng ai muốn cho mình tham gia, lẽ nào les là cái tội?”.

Xã hội kỳ thị

Mỗi lần cùng người yêu đi dạo phố, Nga luôn phải đối mặt với những lời bàn tán xôn xao của mọi người xung quanh. Người hiểu thì có những lời lẽ thông cảm như: “Người ta là les đấy, cũng giống người bình thường thôi, chẳng có gì phải bàn tán cả”, còn những người không hiểu thì gay gắt: “Con gái gì mà ăn mặc, đi đứng đầu tóc như con trai vậy, trông chả ra cái thể thống gì”. 

Những lúc như thế mình chỉ muốn quay lại rồi hét vào mặt họ: "Vâng tôi khác người thế đấy, tôi là giới tính thứ ba đấy” nhưng vì còn bạn gái bên cạnh nên mình không dám phản ứng gì. “Les thì sao? Les thì không được yêu à? Les cũng là người, vậy thì les cũng có quyền được yêu chứ? Tại sao Les lại bị phản đối, lại bị kỳ thị?  Khi nào đi làm có tiền mình sẽ sang Thái chuyển giới, dù biết là còn xa vời nhưng mình sẽ cố gắng, mình muốn được mọi người đối xử như một người bình thường” - Nga tâm sự.

Tương lai nào dành cho les?

Dù khái niệm les giờ đây đã được mọi người công nhận và có cái nhìn thoáng hơn so với trước, nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về giới tính thứ ba này. Bất kể là ai trong xã hội cũng mong muốn được sống được cống hiến và les cũng vậy. Họ cũng khao khát được sống, họ cần sự quan tâm chia sẻ và động viên của tất cả mọi người trong xã hội. 

Nếu như cha mẹ hiểu Hoài hơn một chút, bạn bè gần gũi với Lê hơn, mọi người trong xã hội hiểu hơn về những cặp đồng tính như Nga và bạn gái thì những người cặp đôi đồng giới như họ sẽ bớt mặc cảm hơn. Đồng thời, những hành động đó cũng là niềm động viên lớn nhất dành cho những người đồng tính, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Vụ ồn ào VĐV giành vé Olympic 2024 xin nghỉ tập: Lãnh đạo vào cuộc, kế hoạch SEA Games 33 sẽ ra sao?

Vụ ồn ào VĐV giành vé Olympic 2024 xin nghỉ tập: Lãnh đạo vào cuộc, kế hoạch SEA Games 33 sẽ ra sao?

22/01/2025 21:48

Câu chuyện của VĐV Nguyễn Thị Hương một lần nữa khiến dư luận xôn xao về vấn đề liên quan đến đãi ngộ dành cho các nhân tài thể thao nước nhà.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại