Hotgirl ngày xửa ngày xưa đẹp thế nào?

Quang Thạch |

Những giai nhân ngày xưa thường nổi tiếng bởi vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết. họ không những ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên toàn cõi Đông Dương.

Những mỹ nhân ngày xưa thường được coi là những giai nhân. Họ nức tiếng gần xa không chỉ vì vẻ đẹp mỹ miều mà còn vì nét thanh tao, dịu hiền làm mê đắm trái tim biết bao người.

Cùng ngược dòng lịch sử để cũng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những người đẹp cả 2 xứ Hà thành và Sài thành.

1. Những người đẹp Hà thành

Đó là những phụ nữ dịu dàng, mang vẻ đẹp đằm thắm trong tính cách của người Hà thành xưa, họ sở hữu làn da trắng mịn, khuôn mặt nhỏ nhắn và nụ cười kiêu sa.

Bốn cái tên người đẹp Hà thành được nhắc đến nhiều nhất là Bà Bạch Thược, Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Thu Trang, bà Nghiêm Thúy Băng và bà Đỗ Thị Bính.

Bà Bạch Thược

Bà sinh năm 1935, là sinh viên khoa Dược, và là nhan sắc nức tiếng nhất phố cổ Hà thành lúc bấy giờ. Bà sinh ra tại phố Ngõ Tram, Phùng Hưng. Gia đình ba có 4 chị em và bà là em út nhưng lại là người có nhan sắc đẹp nhất trong các chị em.


Bạch Thược năm 19 tuổi

Bạch Thược năm 19 tuổi

Khi lớn lên, bà lại càng mang những nét đẹp thuần khiết, dịu dàng và đằm thắm của người Hà thành.

Những nét tính cách sâu sắc, thanh lịch, nền nã của một người con gái Hà thành được hun đúc và hội tụ trong bà. Vẻ đẹp thanh khiết cùng nét tính cách đó đã khiến trái tim bao chàng trai phải mê đắm.

Hơn nữa, bà còn rất có năng khiếu trong nghệ thuật, bà tham gia nhiều vở kịch với các vai là mỹ nữ như Lý Chiêu Hoàng, Quán Thăng Long.

Bà năm nay đã 80 tuổi nhưng những nét đẹp sắc sảo, mặn mà, đài các của người con gái Hà thành vẫn còn đậm nét trên gương mặt bà.

Bà Thu Trang – hoa hậu đầu tiên của Việt Nam

Bà tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, quê gốc ở Hà Nội nhưng khi vừa học xong tiểu học thì bà theo gia đình vào Sài Gòn.

Mọi người thường gọi bà với cái tên Thu Trang. Ngày 20/5/1955, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra tại rạp hát Lido, Chợ Lớn, Thu Trang đã giành được vương miện sau khi vượt qua nhiều đối thủ khác.

Bà có thân hình khá đẹp với chiều cao 1,61m và số đo 3 vòng là 86 – 62 – 88.


Thu Trang trên bìa tạp chí sau khi đăng quang

Thu Trang trên bìa tạp chí sau khi đăng quang

Vào năm 1961, bà được mời sang Pháp để tham gia tuần lễ phim ảnh ở đây và bà đã chọn định cư tại đất nước này. Ở đây, bà chuyên tâm thực hiện công việc đó là nghiên cứu lịch sử mà không tham gia bất kì hoạt động nào khác.

Bà Nghiêm Thúy Băng

Bà sinh năm 1930, là một người con gái mà tài và sắc đều vẹn toàn. Bà sinh ra trong một gia đình đại tư sản thời đó.

Nhan sắc cùng với gia cảnh giàu sang của bà đã thu hút rất nhiều chàng trai người Việt và cả những bác si, kỹ sư người Pháp mong được bà để ý tới.

Nhưng cuối cùng bà chọn làm chồng mình lại là một chàng trai người Việt tài hoa, đó chính là nhạc sĩ Văn Cao.

Năm nay bà đã bước sang tuổi 85 nhưng gương mặt bà vẫn giữ được những nét tươi sắc, sang trọng, đài các của một cô gái Hà thành giàu có.


Bà Nghiêm Thúy Băng cũng chồng trong lễ cưới của con

Bà Nghiêm Thúy Băng cũng chồng trong lễ cưới của con

Bà Đỗ Thị Bính

Là một người con gái được sinh ra trên đất Hà thành trong một gia đình giàu có, bà là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi – một nhà thầu khoán giàu có.

Ở bà hội tụ những vẻ đẹp của một người con gái Hà thành lộng lẫy nhưng không phóng khoáng, nền nã, đúng với tính cách của con người Hà Nội xưa.

Vẻ đẹp của bà đã khiến nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp thương thầm nhớ trộm. Vậy nên trong các bài thơ của mình, ông đều để hình ảnh bà phảng phất trong thơ của mình.

Ông còn đặt cho bà biệt danh “ người đàn bà áo đen” vì bà có thói quen này. Cúi đầu nàng tha thướt/ Yêu kiều như mây qua/ Mắt xanh nhìn man mác/ Mỉm cười vê cành hoa. (Bài thơ “ Tay ngà”)

Năm 1992, bà đã qua đời, hưởng thọ 77 tuổi.

2. Những giai nhân Sài thành

Cũng giống như những giai nhân hà thành, những mỹ nữ Sài thành cũng nức tiếng bởi vẻ đẹp, sự kiều diễm làm mê đắm lòng người. họ là cô Ba Trà, cô Ba xà bông và cô Tư Nhị

Cô Ba Trà

Bà sinh năm 1906, nổi tiếng bởi vẻ đẹp và trí thông minh hiếm có so với những người phụ nữ thời đó. Bà có tên thật là Trần Ngọc Trà và được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: ngôi sao Sài Gòn).

Vẻ đẹp nhan sắc và trí tuệ của bà đã khiến bao chàng trai phải lòng mà say mê bà trong đó có 3 chàng công tử nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ là Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích.

Tuy nhiên sắc đẹp lại không cho bà một cuộc đời bà đẹp như nhan sắc ấy. Cuộc đời bà là những chuỗi ngày tủi khổ. Tuổi thơ của bà cơ cực và cay đắng khi cha cô nghi ngờ sự chung thủy của mẹ cô và không thừa nhận bà là con của mình.

Sau đó, ông qua đời, bà nội của bà vì đau buồn trước cái chết của người con trai cũng qua đời theo. Người bác của bà đã nhẫn tâm vứt bỏ mẹ con bà ra ngoài đường. Tuổi thơ bà trải qua với mẹ của mình trong nghèo khổ, đói rách.

Sau này, vì gia đình quá nghèo nên mẹ bà đã gả bà cho một viên quan người Pháp gấp 3 lần tuổi bà khi bà 14 tuổi. Nhưng may mắn cuộc hôn nhân đó chỉ kéo dài 1 năm. Người chồng thứ 2 của bà là con trai của một tỷ phú Phan Rang.

Nhưng chồng của bà lại quá lăng nhăng nên bà đã chia tay người chồng này. Tiếp đó, bà kết thân với bác sĩ Trần Ngọc Án và trở thành vợ của ông khi vừa tròn 18 tuổi. Nhưng cuộc hôn nhân này cũng giống 2 cuộc hôn nhân trước, không được bao lâu đã chia tay.

Bà lao vào những ván cờ bạc đỏ đen, với những ngày ăn chơi sa đọa. Gia cảnh của bà vì đó mà cũng bị đốt hết sạch. Bà trắng tay, nợ nần, túng quẫn, bà phải làm phụ thuê cho một cửa hàng nhỏ.

Bà lấy 3 đời chồng cùng với nhan sắc và tài hoa nhưng cuối đời bà phải sống cô quạnh một mình. Cuộc đời của bà là những nốt nhạc thăng trầm đan xen và đã được dựng thành tiểu thuyết.

Cô Ba "xà bông"

Bà sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền thế có cha là thầy thông Chánh. Cũng chính vì vậy, ở bà có một chuẩn mực về giao tiếp, đạo đức, tính cách.

Bà sở hữu nhan sắc đẹp mặn mà, được nhận xét là “ đẹp tự nhiên, không cần rang giả, tóc dài chấm gót, dài, mượt, thơm…”. Tên tuổi của bà cũng giống như bà Thu Trang của Hà Nội , được biết đến qua một cuộc thi hoa hậu. Đó là cuộc thi hoa hậu Sài Gòn năm 1865.

Trong cuộc thi đó, bà đã vượt qua hơn 100 người cùng tham dự về nhan sắc để trở thành hoa khôi của cuộc thi ấy. Với vẻ đẹp của mình, bà đã được một số nhiếp ảnh Pháp mời chụp ảnh áo tắm cho chính quốc nhưng bà đã không đồng ý.

Sau cuộc thi hoa hậu, bà trở thành biểu tượng cho hãng xà bông Việt Nam. Đó là lý do vì sao bà có biệt danh cô Ba “xà bông”.

Cuộc đời của bà miễn tưởng sẽ suôn sẻ nhưng sau đó một thời gian, gia đình bà gặp biến cố xung quanh cái chết của Biện lý Jaboin. Bà bị bắt và qua đời không lâu sau đó.

Cô Tư Nhị

Cũng như cô Ba Trà và cô Ba xà bông, Tư Nhị là một người đẹp nổi tiếng Sài Thành. Bà là người lai giữa 2 dòng máu Khơ-me và người Việt. Cô có tên khác là “Marianne Nhị”.

Bà được cô Ba Trà nhận là em nuôi ngay sau khi bước chân lên cuộc sống ở Sài Gòn nhờ may mắn và sự “bạo gan” của mình. Cái tên “Tư Nhị” cũng ra đời vì lý do đó.

Với sự giúp đỡ của Ba Trà, bà nổi lên là một trong số những mỹ nhân đẹp nhất Sài Gòn và được nhiều đại gia, công tử theo đuổi.

Nhưng Tư Nhị lại sa đọa vào những cuộc chơi và làm bạn với thuốc phiện. Bà cũng bị đồn thổi rằng “ thay người yêu như thay áo.

Chính vì những lý do như vậy mà nhan sắc của bà sớm lụi tàn theo thời gian nên bà đã biến mất vào giữa thập niên 1940.


Ngôi nhà mà Tư Nhị từng sở hữu

Ngôi nhà mà Tư Nhị từng sở hữu

Cũng có người kể lại rằng Tư Nhị đi ăn mày trên những con đường ở Sài Gòn và gặp Ba Quan - một tay chơi của Sài thành.

Ông này đã chứng kiến mỹ nhân Tư Nhị biến thành một kẻ ăn mày với những thương tích mưng mủ, ruồi bu kín, môi thâm đen và quần áo thì rách rưới.

Đây cũng là người cuối cùng nhìn thấy Tư Nhị, từ đó, Tư Nhị biến mất, không ai biết tung tích của bà.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại