8x bỏ nghề báo, làm búp bê giấy để đóng phim

Hải Yến |

Búp bê giấy là nick name mà mọi người dành cho Tuyết Hường, khi cô bạn đã cho ra đời hơn 50 con búp bê giấy đẹp lung linh.

Với vóc dáng nhỏ nhắn và nụ cười tỏa nắng, dù thuộc  thế hệ 8x nhưng nhìn Hường trẻ trung, năng động như các bạn 9x vậy.

Là một cô nàng đa tài với những đam mê khác nhau, Phạm Tuyết Hường(SN 1985, TP.HCM) sẵn sàng thử sức ở nhiều lĩnh vực với phương châm thành công đến từ sự khác biệt, dám nghĩ dám làm.

Tốt nghiệp khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM với luận văn tốt nghiệp loại xuất sắc, Tuyết Hường nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà tuyển dụng.

5 năm gắn bó với nghề báo gặt hái được không ít thành công, ít ai ngờ Tuyết Hường lại quyết định tạm dừng công việc này để thử nghiệm với một hoàn toàn lĩnh vực mới vì đam mê.

Đam mê kịch "kết duyên" đến với búp bê giấy

Tuyết Hường chia sẻ: “Đam mê lớn nhất của cuộc đời mình đó chính là trở thành một biên kịch phim, niềm đam mê đó kéo dài suốt 14 năm nay, kể từ khi mình còn học lớp 11.

Có lẽ với nhiều người, thời gian quá dài như vậy, họ đã từ bỏ rồi, nhưng với mình, mình vẫn quyết tâm theo đuổi tới cùng”.

Cô đã đăng kí một khóa học biên kịch, bởi chính sự đam mê và tài năng của mình sau khi học xong 3 tháng, Tuyết Hường đã tốt nghiệp loại giỏi khóa biên kịch.

Thế nhưng chính nghề biên kịch này lại đưa cô đến với những con búp bê giấy. Hường cho biết: “Mình thích và cũng biết làm handmade, thấy đề tài này chưa từng được phim ảnh khai thác nên quyết định sẽ làm một bộ phim về đề tài này.

Nhưng sau đó đến việc chọn lựa sản phẩm, giữa vô vàn các sản phẩm handmade, làm sao để chọn ra được một sản phẩm độc đáo, ai nhìn cũng thích, mà trên hết là đại diện cho hình ảnh của Việt Nam thì quá tốt khiến mình trăn trở.

Sau rất nhiều đêm trằn trọc, mình đã nghĩ ra  búp bê giấy”.

8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
Tuyết Hường bên những sản phẩm độc đáo của mình.

Cũng chính từ đây những con búp bê giấy được ra đời. Những ngày đầu cô và chị gái của mình tự mày mò, kết quả bất ngờ là cô búp bê giấy đầu tiên ra đời đã nhận được khá nhiều lời khen ngợi.

Bắt đầu từ đó, làm búp bê giấy trở thành thú giải trí của cô nàng sau những giờ làm việc căng thẳng.

Nhờ có năng khiếu hội họa cùng với việc từng học thêu và may nên khi làm búp bê giấy Tuyết Hường gần như được thỏa sức sáng tạo và cực kì hào hứng.

Có lẽ vì thế mà những cô nàng búp bê giấy do Tuyết Hường làm ra đều mang phong cách riêng và rất có hồn.

Tuy nhiên, để có thể làm ra một con búp bê không phải dễ, huống hồ làm từ chất liệu giấy càng khó hơn. Giấy nhất thiết phải chọn giấy nhún của Ý, để đảm bảo độ dai và co giãn tạo kiểu.

Quy trình làm khá phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Chỉ cần một sai sót nhỏ là hỏng sản phẩm.

Để làm một con búp bê giấy trước hết phải làm khung cho nó, sau đó quấn giấy kiểu tạo tay chân, đầu..., rồi mới đến các bước cắt dán các lớp giấy lót, váy lót, quần áo, tóc và tạo mặt.

“Thời gian hoàn thành một con búp bê tùy vào ý tưởng, trung bình cũng từ 4-5h đồng hồ. Có con đơn giản, có con phức tạp.

Nhưng ở mỗi con mình đều muốn có điểm nhấn riêng, yếu tố này chính là sự quyết định thời gian hoàn thành sản phẩm”, Hường cho biết.

8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
Búp bê tái hiện hình ảnh cô gái Việt trong áo yếm.

Hành trình gắn bó với búp bê giấy

Thời gian đầu Hường gặp khá nhiều khó khăn. Cô chia sẻ: “Hồi mới bắt đầu làm mình loay hoay mãi để làm sao có thể tạo được các bộ phận cơ thể hài hòa nhất, cứ mua các loại nguyên liệu khác nhau để thử nhưng đều không được, mất thời gian và cũng khá tốn tiền.

Sau này khi mò mẫm thấy giấy có thể làm được tất cả, mình mừng lắm”.

Để hoàn thành một con búp bê Tuyết Hường phải đảm nhiệm nhiều vai trò, từ stylist trang phục cho tới tạo kiểu tóc.

Mà tóc là cái cực kì khó, làm sao để làm xoăn, làm sao để tạo kiểu chỉ với chất liệu giấy mà có thể đẹp được là cả một thử thách đối với Hường.

“Có lần hì hục vo vo, uốn uốn hồi thành một núi thứ chẳng giống gì. Chưa kể sau khi hoàn thành khâu cuối cùng là vẽ mắt, búp bê có đẹp hay không, có hồn hay không là chính ở đôi mắt.

Có khi mình làm xong một con rất ưng ý nhưng vẽ không khéo là hỏng luôn cả con luôn”, Hường kể về những khó khăn của mình.

Hiện tại cô đã sở hữu hơn 50 con búp bê giấy, giá mỗi con dao động từ 150-200 ngàn đồng. Và cũng từ đây Tuyết Hường lên ý tưởng thực hiện một cuốn sách “Búp bê giấy”.

Ngoài ra cô gái trẻ còn là người sáng lập ra nhóm tình nguyện mang tên Bồ công anh, với hy vọng có thể mang tình yêu thương lan tỏa tới cộng động.

Suốt 6 năm qua, cô và các tình nguyện viên đã tổ chức rất nhiều hoạt động tình nguyện có ý nghĩa nhằm giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên nhiều tỉnh thành.

Hiện tại, Tuyết Hường đang ráo riết hoàn thành kịch bản chi tiết của Búp bê giấy (30 tập) để có thể ra mắt trong năm 2015 này. Ngoài ra, cô bật mí sẽ tự đầu tư làm một phim ngắn Búp bê giấy khoảng 20 phút.

Cùng xem thêm hình ảnh của cô nàng và những con búp bê đáng yêu:

8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
Tuyết Hường chăm chút cho sản phẩm của mình.
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh
8x với biệt tài biến giấy thành búp bê xinh lung linh

Những nhân vật búp bê giấy vô cùng đáng yêu do chính tay Hường thực hiện.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại