Cư dân Đông Á cách đây 20.000 năm từng nhiễm virus corona?

Minh Hạnh |

Loài người có thể đã phải đối mặt với dịch bệnh đường hô hấp do virus corona như SARS, MERS và COVID-19 cách đây hàng thiên niên kỷ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Australia và Mỹ đã tìm được bằng chứng cho thấy dịch bệnh virus corona bùng phát cách hơn 20.000 năm trước ở Đông Á. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology hôm thứ Năm.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát bộ gien của hơn 2.500 người đến từ 26 nhóm dân số khác nhau trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa virus corona với tế bào người đã để lại dấu ấn di truyền trên DNA của người Đông Á hiện đại.

Tác giả chính của nghiên cứu - Yassine Souilmi cho biết bộ gien mà các chuyên gia nghiên cứu chứa thông tin tiến hoá về con người các đây hàng trăm nghìn năm.

Virus hoạt động bằng cách tạo ra các bản sao của chính mình. Tuy nhiên, chúng không có “công cụ” để tự làm việc đó. Vì vậy, chúng thực sự phụ thuộc vào một vật chủ. Chúng xâm nhập vật chủ, kiểm soát cơ thể của vật chủ để tạo ra các bản sao của chính mình, Souilmi nói.

“Việc virus 'chiếm đoạt' tế bào người đã để lại dấu ấn mà chúng ta có thể quan sát được. Từ đó cho thấy tổ tiên của chúng ta đã từng tiếp xúc và thích nghi với virus corona.”

Ngoài ra, Souilmi cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện một nhóm bị ảnh hưởng bởi virus corona sau đó “phát triển một đột biến có lợi trong gien, giúp họ được bảo vệ khỏi virus”.

Ông nói những người mang gien đột biến có khả năng sống sót cao hơn. Nghĩa là theo thời gian, dân số thế giới sẽ có nhiều người mang đột biến gien có lợi hơn là không.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết người cổ đại đã sống sót qua các đợt dịch như thế nào, vì không rõ các đợt dịch bùng phát theo mùa như cúm, hay lây lan không ngừng - như đại dịch COVID-19.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại