COVID-19 phơi bày hai thực tại kinh tế đối lập ở Mỹ

Hoài Thanh |

Suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 đang tạo ra hai thực tại kinh tế ở Mỹ, theo hướng ngày càng tách xa và đối lập nhau.

Nhiều người nắm giữ tài sản tài chính hoặc có công việc thuộc nhóm đối tượng “công nhân cổ cồn trắng” - tức dân văn phòng, lương cao, đang được hưởng lợi từ suy giảm kinh tế, trong khi phần lao động còn lại ở Mỹ thì đang tìm mọi cách vật lộn mưu sinh để tồn tại.

Theo Peter Atwater - giáo viên thỉnh giảng tại Đại học William & Mary (bang Virginia) - đã xuất hiện các bằng chứng, dấu hiệu cho thấy “mô hình hồi phục chữ K” tại Mỹ - mà ở đó tài sản của mốt số người tăng lên, còn số khác thì giảm đi.

Giới nắm giữ tài sản giàu có hoặc trung lưu thường giữ được công việc, dễ dàng tìm việc mới. Giá trị tài sản của họ như danh mục đầu tư cổ phiếu, nhà cửa đều phình to, khi mà giá trên thị trường chứng khoán, nhà đất Mỹ đều xác lập mốc cao kỉ lục giữa thời đại dịch.

Trong khi đó “lao động cổ cồn”, chủ doanh nghiệp nhỏ và khoảng 50% dân số Mỹ không đầu tư vào thị trường chứng khoán lại đang phải đối mặt với tình cảnh mất việc làm, đóng cửa doanh nghiệp. Đến hết ngày 31/7 này, khoảng 20 triệu người Mỹ sẽ không còn nhận được khoản trợ cấp thất nghiệp 600 USD/tuần nữa, khi gói kích thích kinh tế cũ hết hiệu lực đối với khoản chi này, còn gói kích thích mới vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo.

Việc FED bơm 3.000 tỉ USD ra thị trường thông qua hoạt động mua trái phiếu cùng với các gói kích thích hơn 2.000 tỉ USD mà Quốc hội Mỹ thông qua để phục hồi kinh tế đã khiến giá của các loại tài sản ngoài đồng USD tăng, giúp tầng lớp giàu có hưởng lợi. Đây cũng là xu hướng được hình thành sau kỳ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế năm 2008.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại