COVID-19 làm trì hoãn "kế hoạch quyền lực" của ông Putin, đẩy kinh tế Nga vào vùng nguy hiểm?

Ánh Ngọc |

Nga hủy bỏ lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng và cuộc trưng cầu dân ý thiết lập lại giới hạn nhiệm kỳ của Putin.

Vào ngày 9/5, nước Nga đáng nhẽ sẽ tổ chức lễ tôn vinh giai đoạn chính trị mang tính lịch sử, bao gồm cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp và thiết lập lại giới hạn nhiệm kỳ của Putin, cho phép ông ở lại Điện Kremlin đến tận năm 2036.

Theo kế hoạch thì Tổng thống Vladimir Putin sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ vào cuối tuần này, với sự có mặt của đương kim Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Các binh sĩ và pháo binh sẽ diễu hành thành hàng để tôn vinh 75 năm đánh bại Đức Quốc xã.

Nhưng Nga hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khó khăn nhất trong những năm qua do Covid-19 gây ra. Đại dịch này không những khiến chương trình nghị sự chính trị của Kremlin bị hủy bỏ, mà còn khiến nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng nguy hiểm trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh.

"Đây vốn được cho là kế hoạch chính trị hoành tráng", nhà phân tích Gleb Pavlovsky, cựu cố vấn của Điện Kremlin cho biết, "Sự kiện này được mô tả là đỉnh cao trong hai thập kỷ cầm quyền của ông Putin. Tuy nhiên, nó đã bị đổ bể vì Covid-19."

Chủ Điện Kremlin đã ra quyết định trì hoãn việc bỏ phiếu cho đến cuối tháng 3, và rời màn diễu hành Ngày Chiến thắng đến giữa tháng 4. Hàng ngàn binh sĩ đã được đưa đi cách ly như một biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các kế hoạch trên có thể bị hủy bỏ hoàn toàn, hoặc hoãn lại cho đến mùa thu khi điều kiện chính trị thuận lợi hơn.

Nga là quốc gia có tốc độ lây nhiễm cao nhất châu Âu và có số ca mắc cao thứ 5 trên thế giới, tính đến ngày 7/5 vừa rồi, vượt qua Đức và Pháp. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và hai thành viên nội các khác đã nhiễm bệnh.

Vào tháng 3, báo chí đã ghi lại được hình ảnh ông Putin xuất hiện trong bộ đồ bảo hộ tại một bệnh viện điều trị Sars-Cov-2. Sau sự kiện đó, ông Putin đã phải rời điện Kremlin để làm việc tại dinh thự riêng ở ngoại ô thủ đô Moscow để loại trừ mọi nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Putin đã bị nhiễm virus.

Theo cuộc thăm dò dư luận do Levada Center tổ chức, mức độ tín nhiệm của người dân với Putin đã giảm xuống mức thấp nhất trong suốt 20 năm qua. IMF cũng đã dự báo rằng nền kinh tế của nước này sẽ tụt xuống 5,5% trong năm nay. Số ca tử vong chính thức của Nga vẫn còn thấp; tuy nhiên tỷ lệ đó ở y bác sỹ lại đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại.

Ông Putin tìm cách lấy lại thế chủ động bằng việc tổ chức tọa đàm trên truyền hình và hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho những người dân bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, đồng thời đưa ra dự kiến để các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Nhưng các biện pháp đều bị áp đảo trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nhưng rủi ro chính trị đối với Putin không đáng kể. Thống kê cho thấy tỷ lệ đồng thuận tuy thấp hơn những năm qua, chỉ ở mức 59%, nhưng ông vẫn không có đối thủ chính trị thực sự nào.

Giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng tại Nga sẽ diễn ra khi quy mô của dịch bệnh trở nên rõ ràng hơn tại 1 số khu vực. Đến lúc đó, ta sẽ thấy được xem tình hình biến động sẽ kéo dài hay không và nền kinh tế sẽ còn đóng băng trong bao lâu nữa. Hiện nay, đã xuất hiện một số điểm nóng của dịch bệnh tại các mỏ dầu khí và tại các bệnh viện khu vực.

1/4 - Nỗi ám ảnh của người dân Mỹ: Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, nợ thẻ tín dụng đều đến hạn phải trả! - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại