Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành "ốc đảo" điện

Ánh Lê |

Công viên năng lượng mặt trời  này có diện tích bằng một phần ba diện tích của Washington, D.C.

Trên sa mạc Rhajastan nóng bỏng và bao la, Ấn Độ đã xây dựng công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với tên gọi Bhadla Solar Park. Công viên này chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch đầy tham vọng của Ấn Độ nhằm lắp đặt 100 GW năng lượng mặt trời vào năm 2022.

Công viên năng lượng mặt trời Bhadla trải rộng trên diện tích 5.700 ha (bằng một phần ba diện tích của Washington, D.C) ở Bhadla, quận Jodhpur của Rajasthan – một trong những điểm nóng du lịch của Ấn Độ, được biết đến với các pháo đài và đền thờ lịch sử.

Khu vực này có nhiệt độ dao động trong khoảng 115 độ F như thiêu đốt mọi vật. Đất bạc màu, nguồn cung cấp nước hạn chế và bão cát và gió nóng xảy ra hàng ngày khiến nơi đây trở thành một nơi khó sống với con người. Thị trấn gần nhất chính là quận lỵ Pahlodi cách đó 50 dặm - gần một tiếng rưỡi đi ô tô - và chỉ có dưới 50.000 cư dân sinh sống.

Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành ốc đảo điện - Ảnh 1.

Với không gian rộng rãi, ánh nắng mặt trời gay gắt và nhận được nhiều bức xạ nhiệt, khu vực này trở thành một nơi tuyệt vời để sử dụng năng lượng mặt trời. Công viên năng lượng mặt trời Bhadla khởi công từng phần từ 2016 và chính thức hoạt động tháng 3/2020 với tổng công suất 2.245 megawatt. Theo danh sách được Bloomberg New Energy Finance công bố tính đến tháng 4/2021, với công suất 2.245 megawatt, công viên năng lượng mặt trời Bhadla có công suất lớn nhất thế giới.

Con số này nhiều hơn gần 50% so với tất cả các công trình lắp đặt năng lượng mặt trời mà Sunrun- công ty lắp đặt năng lượng mặt trời dân dụng lớn nhất Hoa Kỳ - đã hoàn thành. Nó cũng lớn hơn khoảng 50% so với công ty giữ kỷ lục trước đây về lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới là Công viên năng lượng mặt trời Tengger Desert 1.547 MW của Trung Quốc.

Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành ốc đảo điện - Ảnh 3.

Dự án này là nỗ lực chung giữa công ty xuất điện NTPC, công ty cung cấp điện trên toàn quốc và Tập đoàn Năng lượng Mặt trời của Ấn Độ (SECI), một công ty con của Bộ Năng lượng Mới và Tái tạo Ấn Độ. Công viên năng lượng mặt trời Bhadla thực sự bắt đầu vào năm 2016 và ban đầu được lên kế hoạch hoàn thành vào tháng 12 năm 2018. Tuy nhiên, khi quá trình phát triển tiếp tục, ngày đó đã bị lùi lại một năm. Các quan chức hiện hy vọng sẽ hoàn thành dự án vào cuối năm 2019.

Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành ốc đảo điện - Ảnh 4.

Quá trình xây dựng Công viên năng lượng mặt trời Bhadla được chia thành bốn phần (Bhadla-I, -II, -III và -IV), mỗi phần đều được thực hiện bởi các nhà phát triển riêng đến từ những nơi xa xôi như Nam Phi, Phần Lan và Nhật Bản. Sau khi hoàn tất việc lắp đặt và chính thức đi vào hoạt động, công viên năng lượng mặt trời Bhadla cũng chính thức trở thành dự án quang điện có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới, với mức đầu tư lên tới 1.3 tỷ đô la Mỹ.

Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành ốc đảo điện - Ảnh 5.

Ngoài quy mô khổng lồ, Công viên năng lượng mặt trời Bhadla còn thiết lập tiêu chuẩn mới về chi phí năng lượng mặt trời ở Ấn Độ. Theo đó, các nhà phát triển đã đưa ra mức chi phí năng lượng mặt trời là 2.44 Rs (0.03 USD) cho mỗi kWh. Cho đến nay, đây được xem giá thấp nhất trong giá điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Ấn Độ.

Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới: Mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, trải rộng hơn 5.700 ha, biến sa mạc thành ốc đảo điện - Ảnh 6.

Trên thực tế, Ấn Độ cũng tự hào là quốc gia có năng lượng mặt trời rẻ nhất trên toàn thế giới. Ở Mỹ, Mexico và Úc, các dự án quang điện quy mô lớn có giá khoảng 1,5 USD/watt. Đức, Pháp và Trung Quốc có chi phí thấp hơn nhiều, khoảng 1 USD/watt.

Mặt khác, ở Ấn Độ, chi phí lắp đặt năng lượng mặt trời chỉ 0,79 USD/watt – gần bằng một nửa chi phí ở Mỹ. Công nghệ thấp và chi phí lao động cũng như chi phí cấp phép thấp giúp giảm chi phí năng lượng mặt trời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại