Tiếp tục cập nhật phiên xử ngày 8/8 của Samsung và Apple

thuydung |

Samsung và Apple đều có lý lẽ riêng của mình.

Tại phiên tòa vừa qua thì vị luật sư của Samsung đã yêu cầu tòa án liên bang phạt Apple vì đã không lưu trữ lại nhưng email làm bằng chứng quan trọng. Luật sư của Samsung đã chỉ ra trước thẩm phán Koh rằng phần lớn những email quan trọng của những vị quản lí then chốt tại Apple, trong đó có người đồng sáng lập Steve Jobs, manh mối để khám phá ra sự thật bên trong sự việc này đã bị Apple hủy đi. Đây là những bằng chứng gây bất lợi cho phía Apple trong vụ kiện với Samsung.

Cho đến bây giờ thì Samsung vẫn là bên bị cáo buộc vì những hành vi sai trái trong vụ kiện này. 2 tuần trước, một vị địa phương thẩm phán đã cho rằng Samsung đã cố tình lờ đi những chứng cứ cần thiết bằng cách để lại một hệ thống tự động xóa email trong khi hãng cần phải lưu và thu thập lại những email có liên quan. Chính vì thế vị thẩm phán này đã thông báo với bồi thẩm đoàn rằng Samsung đã phá hủy những chứng cứ có lợi cho Apple.

tiep-tuc-cap-nhat-phien-xu-ngay-88-cua-samsung-va-apple

Và đó là lần thứ 4 trong vụ này Samsung phải chịu thêm sự trừng phạt bất lợi. Bây giờ thì Samsung muốn bồi thẩm đoàn thấy rằng Apple cũng đã phá hủy bằng chứng có lợi cho Samsung.

Khi đáp lại những cáo buộc của Samsung rằng đã phá hủy bằng chứng, Apple đã mô tả lại sự việc khác với Samsung, hãng không hề có sử dụng bất cứ hệ thống xóa email tự động nào. Những nhân viên được phép giữ lại email theo bất kì cách nào họ muốn và khi biết rằng Apple sẽ tham gia một vụ kiện thì những nhà quản lí trong hãng đã gửi đi những thông báo chọ những người liên quan cần phải giữ lại email. Apple đã làm thế, tuy nhiên thì hệ thống email của của nhân viên luôn nhắc họ cần phải giữ cho email trong tài khoản của mình dưới một mức giới hạn nhất định. Lúc đó thì Samsung đã nói với vị thẩm phán rằng cho dù là bất cứ lí do hay hệ thống email của nhân viên thế nào chăng nữa, thì trách nhiệm bảo quản của 2 bên đều là như nhau. Vấn đề không phải là thuyết phục rằng email đã bị hủy với lí do chính đáng như thế nào mà vấn đề là luật pháp yêu cầu Apple phải giữ nó lại. Samsung đã bất mãn khi hãng đã bị yêu cầu giữ lại những email cần thiết trong từ tháng 8 năm 2010 trong khi Apple lại chỉ phải làm điều đó kể từ tháng 4 năm 2011.

Apple đáp lại Samsung rằng thật không đúng khi cho rằng những email quan trọng đã bị hủy đi vì nhiều quản lí trong hãng đã luôn lưu lại sẵn email của họ để dùng khi cần thiết. Samsung lập luận lại rằng họ đã nhận đến 66 email từ Apple trong giai đoạn từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Apple không phải đưa ra bất cứ email nào trong giai đoạn then chốt này, trong đó có đến 51 email được Steve Jobs gửi cho hãng. Và đây là điều hãng không chấp nhận.

Sau đó, phiên tòa tiếp tục với các diễn biến xoay quanh việc Apple cáo buộc sản phẩm Samsung đã bắt chước gây nhầm lẫn cho khách hàng khi mua sản phẩm.

Bằng cách lấy ra 3 thiết bị để so sánh, Samsung hi vọng sẽ cho thẩm đoàn thấy sản phẩm của họ khác với của Apple bằng một cách đơn giản là cùng bật chúng lên.

Trong phiên xử tiếp theo của phiên tòa vừa mới diễn ra, Samsung đã dành chút thời gian để cùng khởi động 3 thiết bị khác nhau – 2 điện thoại và một máy tính bảng – để chứng tỏ rằng khách hàng biết họ không hề nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm của Samsung

tiep-tuc-cap-nhat-phien-xu-ngay-88-cua-samsung-va-apple

Sự bắt chước gây của Samsung gây nhầm lẫn trong lựa chọn ban đầu của người mua hàng là một lập luận quan trọng được Apple đưa ra trước đó, và để bảo vệ lí lẽ của mình thì Samsung bắt đầu bật nguồn một mẫu chạy Adroid của hãng – chiếc Droid Charge, một chiếc iPhone chính hãng để cho quan tòa thế chúng khác nhau như thế nào. Ở chiếc máy iPhone đời đầu của Apple thì nó khởi động giống như bây giờ đó là hình ảnh một quả táo. Trong khi đó mẫu Android của Samsung thì lóe lên màn hình tiêu đề cùng logo của hãng, sau đó là một video hoạt họa với âm thanh phát ra tiếng robot “Droid”

Tiếp theo thì Samsung chỉ ra rằng có bao nhiêu bước người dùng cần phải làm trước khi họ thấy được màn hình chính hiển thị những biểu tượng ứng dụng, cái mà Apple cáo buộc Samsung đã bắt chước. Đối với mẫu Droid Charge, nó bảo gồm bật máy lên, mở khóa và ấn vào phím phần mềm để kéo ra danh sách ứng dụng.

Samsung đã chỉ ra rằng phải sau tất cả những bước đó thì người sử dụng mới có thể đến được màn hình hiển thị ứng dụng. Đây là nội dung được cố vấn của Samsung – ông Charles Verhoeven lập luận lại với Susan Kare – một trong những người thiết kế ra những biểu tượng ban đầu của Mac.

Kare đã đứng ở chỗ làm chứng cho Apple từ sớm, cho rằng rất nhiều yếu tố tương tác giao diện, ngoài cách sắp đặt biểu tượng chính và thiết kế màn hình chính, đã vi phạm quyền sáng chế liên quan đến những thiết kế của Apple cho màn hình chính của iPhone. Apple nói rằng Samsung bắt chước vẻ bề ngoài này trên rất nhiều sản phẩm đã bị Apple chỉ ra.

Ông Verhoeven đã phản bác lại Winer rằng những thiết bị của Samsung, đặc biệt là chiếc máy tính bảng Galaxy Tab 10.1,có những điểm khác nhau rõ ràng Apple chưa thấy được. Trong đó có cách thiết bị này khởi động, khi đó lóe lên biểu tượng Samsung và tên gọi thật của thiết bị. Một điều nữa Samsung đã cho là chưa rõ ràng, hãng đã hỏi Apple là đã có bao nhiêu khác hàng đã thật sự bật hay tắt thiết bị lên trước khi mua nó hay là họ chỉ nhận thiết bị được đóng gói mà không để ý nguồn gốc sản phẩm. Apple đã đưa ra rất nhiều lập luận lại về Samsung – dựa theo số liệu của 30 cửa hàng Best Buy tại 3 Bang, ở đó thì nhiều khách hàng đã trả lại chiếc máy tính bảng Galaxy của Samsung vì họ cứ ngỡ đó là iPad.

Phiên tòa sẽ còn tiếp tục với nhiều diễn biến liên tục được cập nhật trên soha.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại