Trong đó có 6 webstie có tên miền .gov. Những vụ tấn công này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam,
Ông Ngô Tuấn Anh cho biết, các website này phải hứng chịu những đợt tấn công từ chối dịch vụ, thay đổi giao diện… Thậm chí, hacker còn đề rõ dòng chữ “By: China Hacked” (Tin tặc Trung Quốc thực hiện - PV).
Theo ông Ngô Tuấn Anh, hoạt động tấn công của các hacker tự xưng là của Trung Quốc vào các trang web của Việt Nam cũng giống nhiều vụ khác trên thế giới, nhất là ở thời điểm giữa các nước đang có quan hệ căng thẳng, chẳng hạn như trường hợp của Ukraine và Nga mới đây.
“Đây là chuyện tất yếu mà các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có website buộc phải chuẩn bị ứng phó,” ông Tuấn Anh nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, các cuộc tấn công mạng diễn ra mấy hôm nay chưa gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng bởi đa số website bị tấn công là trang của doanh nghiệp nhỏ hoặc của cá nhân.
Thực tế cho thấy, tình hình bảo mật website ở Việt Nam mấy năm nay tuy có cải thiện, song vẫn còn rất nhiều những yếu kém mà hacker có thể khai thác.
Hồi đầu tháng Ba, có tới 40% website ở Việt Nam tồn tại lỗ hổng bảo mật. Thậm chí có những website có tới 151 lỗ hổng nguy hiểm.
Những lỗ hổng tồn tại trên website chủ yếu xuất phát từ việc thiếu quy trình kiểm tra đánh giá cũng như kinh nghiệm về lập trình an toàn.
----------
* Tin hay, lạ về những dòng điện thoại cũ mà không "cũ", bấm: CŨ XỊN SANG
* Tin nhanh về smartphone giá rẻ, smartphone hạng sang, bấm: SMARTPHONE
* Sự kết hợp không thể rời mắt của mỹ nhân và máy móc: CÒN CHỜ GÌ NỮA?