Điện thoại di động đã từng là thiết bị chỉ có trong trí tưởng tượng cho đến khi thực sự bùng nổ với những smartphone cao cấp như hiện tại. Ngày nay, smartphone có thể giúp bạn làm rất nhiều điều chứ không đơn thuần chỉ là công cụ nghe gọi. Tuy vậy, ý tưởng của con người là không có giới hạn. Những sản phẩm từng xuất hiện trên phim ảnh với những tính năng hay đặc điểm “điên rồ” đã và rất có thể sẽ xuất hiện trên các thiết bị di động trong hiện tại và tương lai.
Biết đâu chúng sẽ là ý tưởng để các nhà sản xuất cho ra đời những thiết bị đỉnh cao hơn.
1. “Batphone” trong seri phim Batman TV
Thuật ngữ “bat phone” bây giờ được đề cập tới như một đường đây điện thoại cá nhân mang tính cấp bách, hay có tính ưu tiên cao. Điều này được lấy cảm hứng từ chiếc điện thoại màu đỏ tươi trong seri phim truyền hình Batman TV xuất hiện từ những năm 60, công cụ liên lạc giữa anh chàng người dơi đeo mặt nạ và ủy viên Gordon.
Chiếc điện thoại này đã trở nên nổi tiếng với khả năng phát sáng mỗi khi có chuông điện thoại, và có thể được cài đặt một thiết bị theo dõi để sử dụng khi cần thiết.
2. Ericsson Phone trong phim Tomorrow Never Dies (James Bond)
Mẫu concept mang tên Ericsson xuất hiện trong bộ phim Tomorrow Never Dies năm 1997 là chiếc điện thoại thông minh giúp siêu điệp viên James Bond có thể thoát ra khỏi những tình huống vô cùng nguy hiểm.
Chiếc điện thoại của tương lai này được đạo diễn “phù phép” với những tính năng mà đến thời điểm hiện tại các nhà sản xuất cũng chưa thể làm được, như khả năng khởi động và tự động lái xe ô tô từ xa, hay có thể xác minh dấu vân tay và cung cấp 20,000 volt như một khẩu súng điện.
3. Farnsworth trong seri phim Syfy TV
Thiết bị thông tin liên lạc này được đặt theo tên “cha đẻ” của truyền hình, Philo Farnsworth. Chiếc điện thoại cùng tên là thiết bị liên lạc chính trong seri phim Syfy TV, thoạt nhìn Farnsworth có vẻ như một công cụ lừa đảo đơn giản, tuy nhiên thiết bị này lại thực sự tỏ ra hữu ích cho các nhân vật trong phim.
Farnsworth là một chiếc audio hai chiều và có tính năng “video call” tương tự như trên các smartphone hiện tại. Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn hoạt động trên tần số an toàn riêng của mình. Điều này cho phép nhân vật có thể thực hiện cuộc gọi ngay cả khi đang trong tầng hầm hay góc sâu nhất của một khu rừng.
4. eyePhone trong Futurama
Rất có thể eyePhone chính là nguồn cảm hứng để sau này các nhà sản xuất của Google cho ra đời Google Glass, thiết bị đeo trực tiếp lên mắt của người dùng khi hoạt động.
“Siêu phẩm” eyePhone trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Futurama được gắn trực tiếp vào mắt của nhân vật cho phép truy cập vào các hình ảnh ngay từ mắt. Ngoài ra, tai nghe của eyePhone được cài đặt thẳng vào tai, do đó đây là một thiết bị “ẩn” cực kì tuyệt vời cho các điệp viên, có lẽ thế hệ James Bond tiếp theo nên áp dụng công nghệ này thay vì chiếc điện thoại Ericsson cũ kĩ.
5. Chiếc điện thoại du hành thời gian trong Bill & Ted's Excellent Adventure
Chiếc điện thoại giúp con người có khả năng vượt thời gian xuất hiện lần đầu trong bộ phim hài Bill & Ted's Excellent Adventure năm 1989. Cuộc phiêu lưu của 2 anh chàng người mĩ Bill và Ted đã bắt đầu từ khi khám phá ra khả năng này của một trạm điện thoại công cộng nhỏ và ngột ngạt.
Bạn cũng có thể tìm thấy thiết bị này trong seri phim kinh điển của Hollywodd, Matrix, tuy rằng trong bộ phim này chiếc điện thoại công cộng dùng để dịch chuyển không gian chứ không phải thời gian.
6. Điện thoại siêu nhỏ trong Zoolander
Chúng ta đang sống trong một xã hội khó hiểu. Trong khi những chiếc điện thoại với màn hình lớn hơn ngày càng được ưa chuộng, thì khi quay trở lại những năm 2000, điện thoại càng bé mới càng thực sự hợp “mốt”.
Trong bộ phim Zoolander vào năm 2001, nhân vật chính trong phim sử dụng một chiếc điện thoại thậm chí còn bé hơn tai của mình. Thiết bị này được kích hoạt để trả lời với một ngón tay chạm vào. Tuy nhiên, theo thời gian, xu hướng này đã thay đổi theo hướng hoàn toàn ngược lại.
7. Zack Morris Phone trong Saved By The Bell
Trái ngược với chiếc điện thoại tí hon trong Zoolander, người xem sẽ tìm thấy những chiếc điện thoại với kích cỡ “siêu khủng” trong bộ phim Saved By The Bell khi quay ngược lại thời gian thêm một vài năm nữa, năm 1989.
Thiết bị này là một trong những công nghệ liên lạc không dây có thật đầu tiên được sử dụng trên truyền hình. Cùng với sự khổng lồ của điện thoại, bạn sẽ thấy thích thú với Saved By The Bell bởi những đặc trưng rõ rệt về thời trang trong những năm cuối của thập kỉ 80 như quần áo hay kiểu tóc.
8. Điện thoại nắp trượt trong Matrix
Ngoài trạm điện thoại công cộng vượt không gian, có một thiết bị khác cũng rất nổi tiếng trong bộ phim Matrix. Khác biệt lớn nhất đó là sản phẩm này có thực ngoài đời, đó là “siêu phẩm một thời” Nokia 8110. Chiếc điện thoại của “ông hoàng Phần Lan” đã được các nhà làm phim sửa đổi một chút bằng cách thiết kế thêm một thanh trượt lò xo khiến thiết bị này có khả năng tự động mở.
Nhân vật chính Neo đã “bỏ quên” “siêu phẩm” này trên nóc một tòa nhà chọc trời suốt một thời gian dài, và dường như chiếc điện thoại này là không thể bị phá hủy.
9. Điện thoại hình chiếc giày trong Get Smart
Cùng quay trở về thời điểm khi chưa có điện thoại di động, khi mà điện thoại cố định vẫn được coi là những thiết bị xa xỉ. Lúc này, ý tưởng về một chiếc điện thoại hình chiếc giày mà bạn có thể mang đi bất cứ nơi đâu vẫn chỉ là ý tưởng trong truyện tiểu thuyết hay phim ảnh và không thể thực hiện được.
Nhân vật chính trong Get Smart sở hữu một thiết bị như vậy cho phép anh có thể thực hiện cuộc gọi vào bất cứ lúc nào, cũng như có thể gọi tới hai người cùng lúc với hai chiếc giày. Có lẽ ý tưởng về một thiết bị như vậy đang được các nhà sản xuất hiện nay áp dụng với sự ra đời của những công nghệ có thể mặc lên người như Google Glass hay iWatch.
10. Bộ đàm trong Star Trek
Tiến sĩ Martin Cooper, người đã sáng tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên, cho biết rằng seri phim truyền hình Star Trek đầu tiên chính là nguồn cảm hứng chính của ông. Bộ đàm trong Star Trek có 2 bộ phận và có dạng điện thoại nắp gập. Phần trên chứa ăng-ten thu sóng trong khi phần ở dưới có các nút điều khiển, loa và microphone.
Không chỉ có tính năng tương tự như những chiếc điện thoại di động hiện đại, bộ đàm trong Star Trek cũng có khả năng thu và nhận sóng mà không cần tới vệ tinh. Chúng cũng có thể được sử dụng để làm đèn phát tín hiệu cấp cứu.